Kết quả một phân tích gần đây được xuất bản vào ngày 26 trong ấn bản thống kê mùa thu của Sở thống kê khu vực Đông Nam của Hàn Quốc cho thấy tại Hàn Quốc, những người trẻ rời quê chuyển đến khu vực đô thị thường kiếm được thu nhập hàng năm cao hơn 35% so với những người ở lại các tỉnh/thành địa phương. Tuy nhiên, mức độ hạnh phúc trong cuộc sống của đối tượng này lại thấp hơn còn trải nghiệm "kiệt sức (burn-out)" lại cao hơn.
Thống kê phân loại những người từ 19~34 tuổi là những người trẻ tuổi và so sánh những người trẻ rời khu vực phi đô thị để đến khu vực đô thị (bao gồm Seoul, Incheon, Gyeonggi) với những người trẻ ở lại khu vực phi đô thị.
Tính đến năm 2022, tổng thu nhập hàng năm của những người trẻ chuyển đến khu vực đô thị là 27,43 triệu won (khoảng 508 triệu VNĐ). Con số này cao hơn 34,9% (7,09 triệu won) so với thu nhập 20,34 triệu won (khoảng 377 triệu VNĐ) của những người trẻ tuổi quyết định ở lại và làm việc tại các khu vực phi đô thị.
Tỷ lệ việc làm của thanh niên rời đến khu vực đô thị là 72,5%, cao hơn 6,1 điểm phần trăm (%p) so với tỷ lệ thanh niên ở lại khu vực phi đô thị (66,4%).
Tuy nhiên, xét về chất lượng cuộc sống, những người trẻ ở lại khu vực phi đô thị có mức độ tốt hơn những người rời quê để tới khu vực đô thị.
Tỷ lệ thanh niên rời đến khu vực đô thị trả lời rằng "Tôi cảm thấy kiệt sức vì công việc, học tập hoặc chuẩn bị cho quá trình xin việc trong năm qua" là 42,0%, cao hơn 12,3%p so với tỷ lệ thanh niên ở lại khu vực phi đô thị (29,7%).
Tỷ lệ thanh niên trả lời rằng sức khỏe của họ "kém" cũng cao hơn ở những người trẻ chuyển đến khu vực đô thị (10,9%) so với những người ở lại khu vực phi đô thị (6,1%).
Những người trẻ rời đến khu vực đô thị có thời gian đi lại trung bình dài hơn và có tỷ lệ làm việc nhiều giờ cao hơn.
Về kế hoạch kết hôn trong tương lai, tỷ lệ thanh niên chuyển đến khu vực đô thị (79,2%) trả lời rằng họ đã có kế hoạch kết hôn cao hơn 3,2%p so với những người ở lại khu vực phi đô thị (76,0%).
Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên trả lời rằng họ có ý định sinh con trong tương lai ở những người đã chuyển đến khu vực đô thị (62,0%) thấp hơn so với những người ở lại khu vực phi đô thị (66,2%).
Mức độ hạnh phúc trong cuộc sống của thanh niên rời quê hương đến khu vực đô thị thấp hơn ở mức 6,76 điểm so với thanh niên ở lại khu vực phi đô thị (6,92 điểm).
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người trẻ tuổi từ các khu vực phi đô thị chuyển đến khu vực đô thị vì những lý do như nhiều công việc và thu nhập cao, nhưng hạnh phúc trong cuộc sống của họ dường như thấp hơn do thời gian làm việc dài, diện tích sống nhỏ và tốn nhiều thời gian di chuyển.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Chúng ta có thể thấy con người đang bị đẩy vào tình trạng cạnh tranh khốc liệt, dẫn đến việc kết hôn bị trì hoãn và không muốn sinh con. (Thông qua kết quả thống kê) Chúng tôi có thể xác nhận rằng cuộc sống thực tế của những người trẻ chuyển đến khu vực đô thị không phải lúc nào cũng hạnh phúc".
Tính đến năm 2022, tổng thu nhập hàng năm của những người trẻ chuyển đến khu vực đô thị là 27,43 triệu won (khoảng 508 triệu VNĐ). Con số này cao hơn 34,9% (7,09 triệu won) so với thu nhập 20,34 triệu won (khoảng 377 triệu VNĐ) của những người trẻ tuổi quyết định ở lại và làm việc tại các khu vực phi đô thị.
Tỷ lệ việc làm của thanh niên rời đến khu vực đô thị là 72,5%, cao hơn 6,1 điểm phần trăm (%p) so với tỷ lệ thanh niên ở lại khu vực phi đô thị (66,4%).
Tuy nhiên, xét về chất lượng cuộc sống, những người trẻ ở lại khu vực phi đô thị có mức độ tốt hơn những người rời quê để tới khu vực đô thị.
Tỷ lệ thanh niên rời đến khu vực đô thị trả lời rằng "Tôi cảm thấy kiệt sức vì công việc, học tập hoặc chuẩn bị cho quá trình xin việc trong năm qua" là 42,0%, cao hơn 12,3%p so với tỷ lệ thanh niên ở lại khu vực phi đô thị (29,7%).
Tỷ lệ thanh niên trả lời rằng sức khỏe của họ "kém" cũng cao hơn ở những người trẻ chuyển đến khu vực đô thị (10,9%) so với những người ở lại khu vực phi đô thị (6,1%).
Những người trẻ rời đến khu vực đô thị có thời gian đi lại trung bình dài hơn và có tỷ lệ làm việc nhiều giờ cao hơn.
Về kế hoạch kết hôn trong tương lai, tỷ lệ thanh niên chuyển đến khu vực đô thị (79,2%) trả lời rằng họ đã có kế hoạch kết hôn cao hơn 3,2%p so với những người ở lại khu vực phi đô thị (76,0%).
Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên trả lời rằng họ có ý định sinh con trong tương lai ở những người đã chuyển đến khu vực đô thị (62,0%) thấp hơn so với những người ở lại khu vực phi đô thị (66,2%).
Mức độ hạnh phúc trong cuộc sống của thanh niên rời quê hương đến khu vực đô thị thấp hơn ở mức 6,76 điểm so với thanh niên ở lại khu vực phi đô thị (6,92 điểm).
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người trẻ tuổi từ các khu vực phi đô thị chuyển đến khu vực đô thị vì những lý do như nhiều công việc và thu nhập cao, nhưng hạnh phúc trong cuộc sống của họ dường như thấp hơn do thời gian làm việc dài, diện tích sống nhỏ và tốn nhiều thời gian di chuyển.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Chúng ta có thể thấy con người đang bị đẩy vào tình trạng cạnh tranh khốc liệt, dẫn đến việc kết hôn bị trì hoãn và không muốn sinh con. (Thông qua kết quả thống kê) Chúng tôi có thể xác nhận rằng cuộc sống thực tế của những người trẻ chuyển đến khu vực đô thị không phải lúc nào cũng hạnh phúc".