Với nhu cầu về không ngừng tăng trên khắp thế giới, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc đã vượt mốc 1 tỷ USD.
Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc (MAFRA) vào ngày 1 đã thông báo rằng xuất khẩu mì ăn liền trong 10 tháng đầu năm (từ tháng 1~10/2024) đạt 1,02 tỷ USD, tương đương mức tăng 30,0% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận thành tích cao nhất từ trước đến nay.
Kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền cả năm 2023 của Hàn Quốc đạt 952 triệu USD, tuy nhiên chỉ trong 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền đã vượt qua thành tích của cả năm trước.
Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc dự đoán xuất khẩu sẽ đạt 1,2 tỷ USD vào cuối năm nay (2024). Cách đây 10 năm, xuất khẩu mì ramen đạt 210 triệu USD vào năm 2014 nhưng đã tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Xuất khẩu mì ăn liền sang Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay tăng 18,6% lên 210 triệu USD và xuất khẩu sang Mỹ tăng 65,0% lên 180 triệu USD.
Bên cạnh đó, sự gia tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu cũng đặc biệt lớn.
Trong 10 tháng đầu năm nay, khối lượng xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc đã lên tới 250.000 tấn, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự mở rộng của nội dung Hàn Quốc (K-content), chẳng hạn như phim truyền hình và điện ảnh Hàn Quốc, được coi là yếu tố chính trong việc mở rộng xuất khẩu mì ăn liền. Để đáp ứng nhu cầu, các công ty sản xuất mì ăn liền Hàn Quốc cũng đã phát triển các sản phẩm phù hợp với mỗi khu vực/địa phương và mở rộng sự hiện diện của mình tại các cửa hàng phân phối lớn ở nước ngoài.
Vào ngày 1/11, Bộ trưởng Song Mi-ryeong đã tổ chức một cuộc họp tại Cửa hàng CU Hongdae, cửa hàng chuyên bán các loại mì ăn liên gần Đại học Hongik ở Seoul, với đại diện và giám đốc điều hành của các nhà sản xuất ramen như Nongshim và Samyang Foods nhằm thảo luận về cách mở rộng xuất khẩu.
Bộ trưởng Song cho biết: "Giá trị xuất khẩu 1 tỷ USD tương đương với 2,07 tỷ gói mì. Mì ăn liền Hàn Quốc không chỉ còn là mốt nhất thời mà đã ăn sâu vào cuộc sống hàng ngày của người dân trên khắp thế giới. Chính phủ sẽ tích cực hợp tác với các công ty và hỗ trợ chặt chẽ trong việc việc phát triển, nội địa hóa, thông quan sản phẩm v.v., đồng thời cung cấp hỗ trợ toàn diện, bao gồm các chương trình khuyến mãi liên kết với các cửa hàng phân phối địa phương và quảng bá tới người tiêu dùng".
Bộ trưởng Song dự đoán xuất khẩu mì ramen sẽ còn tăng hơn nữa trong tương lai.
Ông cho biết: "Tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu mì ăn liền là rất cao. Đặc biệt, các hoạt động xuất khẩu liên quan đến mì ăn liền như kimchi ăn kèm cũng đang diễn ra, điều góp phần kéo tăng xuất khẩu thực phẩm nói chung".
Kim Dong-chan, Giám đốc điều hành của Samyang Foods, cho biết về việc kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc vượt cột mốc 1 tỷ USD, rằng: "Tôi vô cùng xúc động khi Samyang Foods có thể đóng góp một phần vào thành tích này. Tôi hy vọng đây sẽ là cơ hội để tất cả các công ty thực phẩm đạt được thành công trong tương lai".
Về kế hoạch của Samyang Foods, ông cho biết: “Chúng tôi sẽ đi tiên phong tại các thị trường nước ngoài mới bên cạnh các thị trường chính hiện có như Châu Mỹ và Trung Quốc. Chúng tôi sẽ đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu của mình không chỉ bao gồm mì ăn liền mà còn cả ở các loại nước sốt".
Kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền cả năm 2023 của Hàn Quốc đạt 952 triệu USD, tuy nhiên chỉ trong 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền đã vượt qua thành tích của cả năm trước.
Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc dự đoán xuất khẩu sẽ đạt 1,2 tỷ USD vào cuối năm nay (2024). Cách đây 10 năm, xuất khẩu mì ramen đạt 210 triệu USD vào năm 2014 nhưng đã tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Xuất khẩu mì ăn liền sang Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay tăng 18,6% lên 210 triệu USD và xuất khẩu sang Mỹ tăng 65,0% lên 180 triệu USD.
Bên cạnh đó, sự gia tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu cũng đặc biệt lớn.
Trong 10 tháng đầu năm nay, khối lượng xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc đã lên tới 250.000 tấn, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự mở rộng của nội dung Hàn Quốc (K-content), chẳng hạn như phim truyền hình và điện ảnh Hàn Quốc, được coi là yếu tố chính trong việc mở rộng xuất khẩu mì ăn liền. Để đáp ứng nhu cầu, các công ty sản xuất mì ăn liền Hàn Quốc cũng đã phát triển các sản phẩm phù hợp với mỗi khu vực/địa phương và mở rộng sự hiện diện của mình tại các cửa hàng phân phối lớn ở nước ngoài.
Vào ngày 1/11, Bộ trưởng Song Mi-ryeong đã tổ chức một cuộc họp tại Cửa hàng CU Hongdae, cửa hàng chuyên bán các loại mì ăn liên gần Đại học Hongik ở Seoul, với đại diện và giám đốc điều hành của các nhà sản xuất ramen như Nongshim và Samyang Foods nhằm thảo luận về cách mở rộng xuất khẩu.
Bộ trưởng Song cho biết: "Giá trị xuất khẩu 1 tỷ USD tương đương với 2,07 tỷ gói mì. Mì ăn liền Hàn Quốc không chỉ còn là mốt nhất thời mà đã ăn sâu vào cuộc sống hàng ngày của người dân trên khắp thế giới. Chính phủ sẽ tích cực hợp tác với các công ty và hỗ trợ chặt chẽ trong việc việc phát triển, nội địa hóa, thông quan sản phẩm v.v., đồng thời cung cấp hỗ trợ toàn diện, bao gồm các chương trình khuyến mãi liên kết với các cửa hàng phân phối địa phương và quảng bá tới người tiêu dùng".
Bộ trưởng Song dự đoán xuất khẩu mì ramen sẽ còn tăng hơn nữa trong tương lai.
Ông cho biết: "Tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu mì ăn liền là rất cao. Đặc biệt, các hoạt động xuất khẩu liên quan đến mì ăn liền như kimchi ăn kèm cũng đang diễn ra, điều góp phần kéo tăng xuất khẩu thực phẩm nói chung".
Kim Dong-chan, Giám đốc điều hành của Samyang Foods, cho biết về việc kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc vượt cột mốc 1 tỷ USD, rằng: "Tôi vô cùng xúc động khi Samyang Foods có thể đóng góp một phần vào thành tích này. Tôi hy vọng đây sẽ là cơ hội để tất cả các công ty thực phẩm đạt được thành công trong tương lai".
Về kế hoạch của Samyang Foods, ông cho biết: “Chúng tôi sẽ đi tiên phong tại các thị trường nước ngoài mới bên cạnh các thị trường chính hiện có như Châu Mỹ và Trung Quốc. Chúng tôi sẽ đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu của mình không chỉ bao gồm mì ăn liền mà còn cả ở các loại nước sốt".