Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền Hàn Quốc đạt mức cao nhất mọi thời đại, đưa ngành sản xuất mì ăn liền của nước này gần hơn đến kỷ nguyên kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt '2.000 tỷ won'. Ngành công nghiệp mì ăn liền Hàn Quốc đang tập trung mở rộng hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, đặc biệt chú trọng vào sự tăng trưởng nhanh chóng tại Mỹ.
Theo số liệu thống kê thương mại xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan Hàn Quốc ngày 16, kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền trong năm 2024 là 1 tỷ 248,45 triệu đô la (khoảng 1,81 nghìn tỷ won), ghi nhận mức tăng lớn nhất từ trước đến nay, tăng 31,1% so với năm trước đó.
Khi xem xét theo từng quốc gia, sự tăng trưởng tại Mỹ nổi bật hơn cả.
Xuất khẩu mì ăn liền sang Mỹ tăng vọt 70,3% so với cùng kỳ năm trước lên 215,61 triệu đô la. Hà Lan và Trung Quốc cũng tăng lần lượt 50,1% và 20,9%.
Dựa trên sự tăng trưởng này, ngành công nghiệp mì ăn liền Hàn Quốc cũng đang có kế hoạch đẩy nhanh việc mở rộng lãnh thổ K-ramen trong năm nay, tập trung vào Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc.
Samyang Foods đang đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng với Nhà máy Miryang 2 tại Gyeongnam, dự kiến hoàn thành vào nửa đầu năm nay.
Hiện, doanh số bán ra nước ngoài của các sản phẩm của Samyang Foods chiếm khoảng 80%, trong đó châu Mỹ chiếm 25%.
Samyang Foods có kế hoạch đầu tư 183,8 tỷ won vào Nhà máy Miryang 2 để xây dựng 6 cơ sở có khả năng sản xuất tới 690 triệu gói mì ăn liền mỗi năm. Điều này sẽ làm tăng tổng công suất sản xuất hàng năm từ 1,8 tỷ lên 2,5 tỷ đơn vị.
Tại Trung Quốc, Samyang Foods cũng đang tiến hành thành lập cơ sở sản xuất đầu tiên ở nước ngoài. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 201,4 tỷ won và dự kiến hoàn thành vào tháng 1 năm 2027.
Một quan chức của Samyang Foods cho biết: "Nhà máy sẽ chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường đang tăng trưởng nhanh chóng như Mỹ và Châu Âu”.
Samyang America, pháp nhân tại Mỹ của công ty, đã chứng kiến doanh số tích lũy (khoảng 280 tỷ KRW) tăng 126% trong quý III/2024 so với cùng kỳ năm trước đó. Chỉ riêng doanh số trong quý III đã vượt doanh số cùng kỳ năm ngoái khoảng 160 tỷ won.
Các công ty sản xuất mì ăn liền khác cũng tăng tốc mở rộng năng lực xuất khẩu.
Nongshim đang đẩy nhanh chiến lược của mình bằng cách giới thiệu 2 sản phẩm mới gồm ‘Shin Ramyun Tumba’ và ‘Shin Ramyun Tom Yum’.
Trước mắt, Nongshim sẽ mở rộng các địa điểm bán của Shin Ramyun Tumba tại Mỹ, nơi chiếm 40% doanh số bán hàng ở nước ngoài của công ty.
Nongshim cũng có kế hoạch tăng xuất khẩu sang Úc, Nhật Bản, Trung Quốc và Châu Âu trong quý I năm nay.
Shin Ramyun Tom Yum là sản phẩm được Nongshim ra mắt tại Thái Lan vào năm 2023 thông qua sự hợp tác với một đầu bếp người Thái. Sự kết hợp giữa hương vị cay của Shin Ramyun và hương vị chua của Tom Yum Thái đã trở nên phổ biến và để đáp ứng nhu cầu của những người mua toàn cầu muốn bán sản phẩm này, Nongshim đã bắt đầu mở rộng thị trường xuất khẩu.
Ottogi vẫn tập trung vào các sản phẩm chính của mình như 'Jin Ramen' và 'Cheese Ramen'. Cho đến nay, hai sản phẩm này rất được phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên Ottogi đang có kế hoạch mở rộng khu vực mục tiêu sang châu Mỹ.
Khi xem xét theo từng quốc gia, sự tăng trưởng tại Mỹ nổi bật hơn cả.
Xuất khẩu mì ăn liền sang Mỹ tăng vọt 70,3% so với cùng kỳ năm trước lên 215,61 triệu đô la. Hà Lan và Trung Quốc cũng tăng lần lượt 50,1% và 20,9%.
Dựa trên sự tăng trưởng này, ngành công nghiệp mì ăn liền Hàn Quốc cũng đang có kế hoạch đẩy nhanh việc mở rộng lãnh thổ K-ramen trong năm nay, tập trung vào Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc.
Samyang Foods đang đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng với Nhà máy Miryang 2 tại Gyeongnam, dự kiến hoàn thành vào nửa đầu năm nay.
Hiện, doanh số bán ra nước ngoài của các sản phẩm của Samyang Foods chiếm khoảng 80%, trong đó châu Mỹ chiếm 25%.
Samyang Foods có kế hoạch đầu tư 183,8 tỷ won vào Nhà máy Miryang 2 để xây dựng 6 cơ sở có khả năng sản xuất tới 690 triệu gói mì ăn liền mỗi năm. Điều này sẽ làm tăng tổng công suất sản xuất hàng năm từ 1,8 tỷ lên 2,5 tỷ đơn vị.
Tại Trung Quốc, Samyang Foods cũng đang tiến hành thành lập cơ sở sản xuất đầu tiên ở nước ngoài. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 201,4 tỷ won và dự kiến hoàn thành vào tháng 1 năm 2027.
Một quan chức của Samyang Foods cho biết: "Nhà máy sẽ chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường đang tăng trưởng nhanh chóng như Mỹ và Châu Âu”.
Samyang America, pháp nhân tại Mỹ của công ty, đã chứng kiến doanh số tích lũy (khoảng 280 tỷ KRW) tăng 126% trong quý III/2024 so với cùng kỳ năm trước đó. Chỉ riêng doanh số trong quý III đã vượt doanh số cùng kỳ năm ngoái khoảng 160 tỷ won.
Các công ty sản xuất mì ăn liền khác cũng tăng tốc mở rộng năng lực xuất khẩu.
Nongshim đang đẩy nhanh chiến lược của mình bằng cách giới thiệu 2 sản phẩm mới gồm ‘Shin Ramyun Tumba’ và ‘Shin Ramyun Tom Yum’.
Trước mắt, Nongshim sẽ mở rộng các địa điểm bán của Shin Ramyun Tumba tại Mỹ, nơi chiếm 40% doanh số bán hàng ở nước ngoài của công ty.
Nongshim cũng có kế hoạch tăng xuất khẩu sang Úc, Nhật Bản, Trung Quốc và Châu Âu trong quý I năm nay.
Shin Ramyun Tom Yum là sản phẩm được Nongshim ra mắt tại Thái Lan vào năm 2023 thông qua sự hợp tác với một đầu bếp người Thái. Sự kết hợp giữa hương vị cay của Shin Ramyun và hương vị chua của Tom Yum Thái đã trở nên phổ biến và để đáp ứng nhu cầu của những người mua toàn cầu muốn bán sản phẩm này, Nongshim đã bắt đầu mở rộng thị trường xuất khẩu.
Ottogi vẫn tập trung vào các sản phẩm chính của mình như 'Jin Ramen' và 'Cheese Ramen'. Cho đến nay, hai sản phẩm này rất được phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên Ottogi đang có kế hoạch mở rộng khu vực mục tiêu sang châu Mỹ.