Kinh tế Chính trị

Bia nội địa Hàn giành lại vị trí quán quân về doanh số tại các siêu thị lớn ở Hàn Quốc

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)09:34 11-11-2024
Do ảnh hưởng của lạm phát cao, trong năm nay bia nội địa Hàn Quốc được kỳ vọng sẽ lấy lại vị trí dẫn đầu về doanh số bán các thức uống có cồn tại các siêu thị lớn, vốn đã bị mất vào tay của các sản phẩm rượu vang.
 
Bia được bán giảm giá 990 won được bày bán tại Lotte Mart ở Seoul vào ngày 7112024 ẢnhYonhap News
Bia được bán giảm giá 990 won được bày bán tại Lotte Mart ở Seoul vào ngày 7/11/2024. [Ảnh=Yonhap News]
Ngày 11, E-Mart đã phân tích hiệu suất bán các sản phẩm thức uống có cồn tính đến ngày 6/11 và nhận thấy bia nội địa Hàn Quốc chiếm 25,0% doanh thu, vượt qua các sản phẩm rượu vang (22,3%).

Năm ngoái (2023), rượu vang (23,9%) đã đánh bại bia nội địa (23,5%) để chiếm vị trí đầu tiên, nhưng thứ hạng đã cho thấy sự thay đổi sau một năm.

So với năm 2023, tỷ trọng doanh số bán rượu vang giảm 1,7 điểm phần trăm (%p), trong khi tỷ trọng bia Hàn Quốc tăng 1,5%p.

Sau bia nội địa và rượu vang, các sản phẩm rượu Tây, chẳng hạn như rượu whisky, chiếm 16,6% tổng doanh số, rượu soju 16,3% và bia nhập khẩu 13,4%.

Các chuyên gia trong ngành nhận định có sự liên quan giữa sự phổ biến của bia nội địa Hàn với tình hình lạm phát cao.

Khi xu hướng theo đuổi tiêu dùng hợp lý ngày càng nổi bật trong bối cảnh lạm phát, bia nội địa (các sản phẩm được sản xuất tại Hàn Quốc), vốn có giá thành tương đối rẻ, đã cho thấy sức mạnh trên thị trường.

Bên cạnh đó, xu hướng thưởng thức rượu tại nhà, thúc đẩy người tiêu dùng tìm kiếm các loại rượu có nồng độ cồn tương đối thấp ngày càng tăng, cũng được coi là một yếu tố khiến bia trở nên phổ biến.

Ngược lại, rượu vang, vốn là đồ uống có cồn "sành điệu" nhất trong giới trẻ Hàn Quốc, dường như đã giảm dần mức độ phổ biến trong thời kỳ Covid-19, khi "home-sul" (uống rượu tại nhà) và "hon-sul" (uống rượu một mình) trở nên thịnh hành.

Theo thống kê thương mại của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, khối lượng nhập khẩu rượu vang đạt đỉnh 76.575 tấn (tấn) vào năm 2021, sau đó giảm trong hai năm liên tiếp xuống còn 71.020 tấn vào năm 2022 và 56.542 tấn vào năm 2023. Trong nửa đầu năm nay (tháng 1~6/2024) được ghi nhận ở mức 24.460 tấn, giảm 21,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một quan chức trong ngành cho biết: "Có vẻ như nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thứ hạng này là do những người trẻ tuổi, lực lượng chi tiêu chính, đã sụt giảm do. Người tiêu dùng trẻ tuổi dường như đã chuyển sang uống bia, loại đồ uống có cồn với mức giá phải chăng cả và nồng độ cồn không quá cao, thay vì các loại rượu đắt tiền".

Xu hướng "niềm vui lành mạnh (healthy pleasure)" trong đó thưởng thức các loại đồ ăn lành mạnh đã lan sang cả đồ uống có cồn, điều này cũng góp phần làm tăng nhu cầu về bia không cồn (non-alcohol).

Tính đến ngày 6/11, doanh số bán bia không cồn tại E-Mart tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ trọng doanh số bán bia không cồn cũng tăng từ 0,7% lên 0,8%.

Về thứ hạng trong các loại thức uống có cồn, bia không cồn cũng đứng thứ 6 sau chỉ sau bia nội địa, rượu vang, rượu Tây, rượu soju, bia nhập khẩu và rượu truyền thống.

Lotte Mart cũng cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt, với doanh số bán bia không cồn trong 10 tháng đầu năm (tháng 1~10/2024) tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một quan chức của Lotte Mart phân tích: "Có vẻ như sự kết hợp của nhiều yếu tố như tỷ lệ uống rượu giảm, đặc biệt là ở thế hệ trẻ, sự thay đổi trong văn hóa uống rượu và xu hướng đề cao sức khỏe đã có tác động nhất định làm thay đổi doanh số của các loại thức uống có cồn".

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기