Đời sống Xã hội

Giới trẻ Hàn Quốc ngày càng ưa chuộng cơm ăn liền trộn các loại hạt

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)13:54 25-07-2025
Kết quả phân tích dữ liệu Ngân hàng NH Nonghyup công bố vào ngày 25 cho thấy lượng tiêu thụ ngũ cốc hỗn hợp đang tăng đáng kể do ảnh hưởng của xu hướng chăm sóc sức khỏe.
 
Người tiêu dùng đang xem các sản phẩm cơm ăn liền hỗn hợp tại một siêu thị lớn ở Seoul ẢnhYonhap News
Người tiêu dùng đang xem các sản phẩm cơm ăn liền hỗn hợp tại một siêu thị lớn ở Seoul. [Ảnh=Yonhap News]
Ngân hàng NH Nonghyup đã phân tích 420 triệu mặt hàng tiêu thụ của Hanaro Mart từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 6 năm 2025.

Nếu coi số tiền mua cơm ăn liền vào năm 2022 là 100 thì con số này đã tăng lên 104 vào năm 2023 và 111 vào năm 2024.

Trong số này, tỷ lệ cơm hỗn hợp (trộn lẫn các loại hạt ngũ cốc) tăng đều đặn từ 15,6% vào năm 2023 lên 18,0% vào năm 2024 và 20,2% vào năm 2025.

Năm 2024, lượng cơm trắng ăn liền chỉ tăng 9,1% so với năm 2022, nhưng lượng cơm hỗn hợp ăn liền lại tăng hơn gấp đôi, đạt 22,1%.

Đặc biệt, xét theo độ tuổi, tỷ lệ mua cơm hỗn hợp ăn liền của nhóm tuổi 30 trở xuống và nhóm tuổi 40 trong giai đoạn này lần lượt là 39% và 30%, cao hơn nhiều so với nhóm tuổi 50 (22%), 60 (18%) và 70 trở lên (10%).

Ngân hàng NH Nonghyup phân tích: "Trong số các loại cơm hỗn hợp, thứ tự được ưa chuộng lần lượt là cơm nếp cẩm, cơm gạo lứt, cơm hỗn hợp và cơm trộn 5 loại hạt. Chúng tôi nhận thấy xu hướng chăm sóc dinh dưỡng bằng ngũ cốc hỗn hợp trong cơm ăn liền tiện lợi đang lan rộng nhanh chóng trong thế hệ trẻ".

Trong khi đó, lượng mua theo từng loại ngũ cốc của khách hàng là thành viên của NH trong năm 2024 lần lượt là gạo (thông thường), chiếm tỷ lệ cao nhất là 83%; tiếp theo là đậu/đỗ (6%) và lúa mạch (4%). Phần còn lại là các loại ngũ cốc hỗn hợp khác (7%).

Trong số các sản phẩm ngũ cốc khác nhau, ngũ cốc nguyên hạt (21,1%) chiếm tỷ trọng mua cao nhất. Tiếp theo là đậu nành (21%), gạo lúa mạch (15%), đậu đỏ (8%), kê (8%), đậu xanh (6%), yến mạch (4%) và các loại ngũ cốc khác (17%).

Ngân hàng NH Nonghyup giải thích về sự khác biệt theo vùng miền, "Ở khu vực đô thị, tiêu thụ gạo ghi nhận sụt giảm trong khi tiêu thụ ngũ cốc đang tăng. Tại các khu vực như Honam và Yeongnam, nơi dân số giảm, tiêu thụ cả gạo và ngũ cốc đều tăng".

Chỉ xét riêng về mức tiêu thụ gạo tại Seoul năm ngoái, 'Gạo Cheorwon Odae' là mặt hàng được mua nhiều nhất tại 8 trong số 25 quận bao gồm Gangnam, Gwanak, Dobong, Dongdaemun, Seodaemun, Seocho, Songpa và Yeongdeungpo.

Tại Gangdong, Gwangjin, Geumcheon, Dongjak, Jungnang và Jung-gu, 'Oktojinmi' là mặt hàng được bán nhiều nhất; tại Gangbuk, Nowon và Yongsan-gu, 'Gạo Manseboryeong Hwangjin' là mặt hàng được bán nhiều nhất; và tại Eunpyeong và Jongno-gu, 'Gạo Shindongjin' là mặt hàng được bán nhiều nhất.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기