Đời sống Xã hội

​Các giải pháp cải thiện hiệu quả đổi mới và sáng tạo của nhà máy

Thanh Phương (thanhphuongdlu@ajunews.com)17:35 20-11-2018

[Ảnh = Yonhap News]

♦ Cốt lõi của thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là sự đổi mới

Để doanh nghiệp phát triển bền vững, điều kiện tiên quyết là đảm bảo khả năng cạnh tranh thông qua đổi mới liên tục. Mặc dù mức độ cạnh tranh về giá cả là quan trọng, nhưng sự cạnh tranh để làm hài lòng khách hàng đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hơn cả. Đặc biệt, sự đổi mới và sáng tạo nhằm đưa doanh nghiệp hoạt động hiệu quả đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng đã trở thành điều kiện không thể thiếu trong thời đại của nền Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thời kỳ mà công nghệ phát triển nhanh chóng và nhu cầu của người tiêu dùng cũng đã trở nên đa dạng hơn.

Trong trường hợp của Hàn Quốc, nhà máy thông minh là ví dụ điển hình nhất khi cách mạng công nghiệp thứ 4 được áp dụng cho các ngành sản xuất. Sản xuất có thể xem là một cơ sở hạ tầng của quốc gia đóng vai trò "nền tảng công nghiệp", Nhà máy số hay còn gọi là nhà máy thông minh ảnh cả hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động sản xuất, phân phối, bán hàng, đầu tư, nghiên cứu và phát triển, ngoài ra còn tác động đến các hoạt động kinh tế khác, việc làm cho người dân và tạo ra tri thức.

Tại Hàn Quốc ngành sản xuất và chế tạo chỉ đóng góp khoảng 6% vào những năm 1960, nhưng đến năm 2012 con số này đã tăng lên 30%, tỷ trọng của các cỗ máy sản xuất tại Hàn Quốc đã cao hơn so với Đức hay Nhật Bản, Từ năm 1980, tổng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc thì có đến 90% sản phẩm có được từ ngành sản xuất, và cho đến nay hầu hết hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc cũng đều là các mặt hàng có được từ ngành chế tạo và sản xuất.

Tuy nhiên, gần đây khả năng cạnh tranh toàn cầu của Hàn Quốc trong ngành sản xuất chế tạo đã suy yếu do cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, gây ra việc giảm số lượng nhà sản xuất, và suy yếu của cơ sở sản xuất trong nước. Theo đó, chính phủ Hàn Quốc đang theo đuổi 'Chiến lược Đổi mới Sản xuất 3.0' cho sự đổi mới của ngành sản xuất thông qua việc hợp nhất sản xuất và ICT từ năm 2014. Định hướng đến năm 2022, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cung cấp 20.000 nhà máy thông minh, điều này góp phần làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng trở nên thông minh hơn.

Thống kê đến cuối năm 2017, đã có 4.889 doanh nghiệp được áp dụng công nghệ nhà máy thông minh (7,1% ngành sản xuất và chế tạo), tuy nhiên cũng có nhiều chí trích xung quanh việc chỉ tăng số lượng nhà máy thông minh mà không tăng hiệu quả làm việc từ các nhà máy này.

Trong các nhà máy thông minh này, hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với IoT.CPS, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau, và với con người theo thời gian thực; và thông qua IoT, người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này… Thời gian tạo mẫu và sản xuất được tùy chỉnh, tất cả quá trình được tự động hóa. Nhà máy thông minh góp phần cải thiện năng suất, tiết kiệm năng lượng, môi trường làm việc tập trung, và có thể đáp ứng nhanh chóng những biến đổi của môi trường sản xuất. Các máy móc thiết bị, cảm biến, robot, dữ liệu (từ các hoạt động và hệ thống kinh doanh cũng như từ các nhà cung cấp và khách hàng), nguồn nhân lực... kết nối với nhau, từ đó có thể thực hiện các quy trình thông minh và hiệu quả trong sản xuất. Với công nghệ mới, mọi hoạt động được tối ưu hóa, giảm sự can thiệp bằng tay với độ tin cậy cao, quy trình sản xuất được minh bạch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, từ nhà máy đến chuỗi cung ứng, quá trình phân phối, trải nghiệm người dùng. Chính phủ mới của Hàn Quốc cũng đề xuất Tầm nhìn Đổi mới Sản xuất Thông minh đến năm 2025 (ban hành vào tháng 4 năm 2017) và Chiến lược nâng cấp và nâng cấp nhà máy thông minh (ban hành vào tháng 3 năm 2018).

♦ Những vấn đề Hàn Quốc gặp phải khi triển khai phát triển nhà máy thông minh

Trong nhiều cuộc khảo sát, nhận thức tổng thể của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và ý định triển khai các nhà máy thông minh là thấp (KISTEP, KCP). Khoảng 70% các doanh nghiệp nhận thức về các nhà máy thông minh, nhưng chỉ có 25% các doanh nghiệp hiểu rõ nội dung. Ngoài ra, nhận thức về tính cần thiết của nhà máy thông minh cũng giảm từ 56.7% năm 2015 xuống còn 40.0% năm 2016.

Tỷ lệ doanh nghiệp có ý định thực hiện khi có sự hỗ trợ từ chính phủ cũng chỉ đạt 22,5%, và những doanh nghiệp tự muốn thực hiện chỉ dừng ở mức 10,7%. Thực tế, đa số các doanh nghiệp chỉ tập trung vào sức cạnh tranh giá cả, chẳng hạn như chi phí thực hiện của các nhà máy thông minh và tính năng sản xuất, mà chưa hiểu rõ về sức cạnh tranh giá trị dựa trên sự sáng tạo và cải cách như hiệu suất của các công đoạn, sự cải thiện môi trường làm việc, khả năng ứng phó với sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng nhanh chóng. Đây được xem là kết quả của việc thiếu sót trong khâu chuẩn bịcho quá trình thực hiện nhà máy thông minh, cùng với nguyên nhân đến từ các yếu tố như sự bất ổn trong đầu tư hay gánh nặng chi phí.

Mặc dù chi phí thực hiện tùy theo các giai đoạn cũng như tình hình của doanh nghiệp có thể khác nhau, tuy nhiên nhìn chung, việc thực hiện nhà máy thông minh cần sự đầu tư vốn đồng đều nhằm tạo sự ổn định trong khâu quản lí sau này, đặc biệt đối với trường hợp chi phí duy trì và tu bổ là khá lớn.

Thông qua ví dụ thực tế của Hàn Quốc, có thể thấy điều cần quan tâm nhất đối với việc đẩy mạnh xây dựng nhà máy thông minh chính là hỗ trợ tín dụng và hỗ trợ vốn.

Ngoài ra, đa số các ý kiến cho rằng, các kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng nhà máy thông minh nên dựa trên sự hợp tác thực hiện và phát triển, tuy nhiên, nhu cầu về việc doanh nghiệp tự thân sáng tạo và phát triển cũng không hề nhỏ.

Do đó, cần nhận thức rõ tầm quan trong của việc hỗ trợ R&D để doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng tự phán đoán và giải quyết các vấn đề cần thiết trong cải cách sản xuất. Các hạn chế về mặt số lượng cũng như chất lượng của nguồn nhân lực chuyên môn về nhà máy thông minh tuy không phải là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự yếu kém trong nhận thức về nhà máy thông minh, nhưng điều này cũng gây ra những ảnh hưởng gián tiếp không hề nhỏ. Nguồn nhân lực nắm rõ tình hình thực tế của nhà máy đồng thời có khả năng phán đoán, phân tích sẽ giải quyết được các vấn đề trong khâu vận hành và quản lý nhà máy thông minhm, đồng thời là nhân tố trọng tâm có thể thực hiện cải cách trong ngành công nghệp chế tạo sản xuất.

♦ Những điều cần làm khi triển khai nhà máy thông minh

- Các doanh nghiệp trước khi theo đuổi việc triển khai thực hiện nhà máy thông minh cần phân tích và tìm hiểu thấu đáo về tính chất của doanh nghiệp, sau đó đối với từng trường hợp đặc trưng cụ thể của doanh nghiệp mà có cách điều phối và áp dụng một cách phù hợp và hiệu quả quá trình.

- Việc lựa chọn các công ty cung cấp giải pháp nhà máy thông minh nên được thực hiện hiệu quả bởi các công ty tư vấn, điều phối viên tư vấn và các cơ quan chuyên môn sau khi phân tích kỹ lưỡng tình hình của các công ty

- Hỗ trợ của chính phủ nên được chuyển từ phương pháp hỗ trợ theo một số tiền thống nhất ban đầu sang phương pháp hỗ trợ tùy chỉnh theo hoàn cảnh của từng doanh nghiệp riêng lẻ.

- Cần bảo đảm hiệu quả máy móc thông minh liên quan đến nhà máy hoặc cơ sở hạ tầng công nghệ công nghiệp.

- Đổi mới và sáng tạo cần phải được phát triển liên tục, bao gồm cả năng lực của công nhân.

- Cần tăng cường hơn nữa các hoạt động R & D trong việc xem xét thực tế của các nhà máy thông minh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, bao gồm cuộc cách mạng tri thức và công nghệ.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기