Nằm giữa những cánh đồng lúa và bên cạnh sông Nakdong ở phía đông của Hàn Quốc, một đống rác hình móng ngựa 170.000 tấn đang bốc cháy một cách tự nhiên, phun ra những đám khói và mùi hôi của nhựa hóa học.
Theo các quan chức địa phương, Uiseong là núi rác lớn nhất Hàn Quốc. Năm 2008, Kim Seok-dong, một chủ doanh nghiệp tái chế, đã được cấp giấy phép lưu giữ 2.000 tấn chất thải tại đây. Nhưng vào năm 2016, ông Kim bị thu hồi giấy phép sau khi người dân địa phương bắt đầu phàn nàn.
Năm 2018, một tòa án đã ra phán quyết yêu cầu ông Kim Seok-dong loại bỏ rác thải. Trong khi cuộc đấu tranh vẫn đang diễn ra, năm 2017, chủ doanh nghiệp nhà máy năng lượng từ rác thải Lee Won-jeong đã mua số rác này từ ông Kim, nhưng vẫn để ông Kim làm quản lý. Doanh nghiệp của Lee có trụ sở tại Busan, phía nam đất nước.
Vào tháng 12-2018, các đám cháy bắt đầu xuất hiện. Lee nói rằng, khi biết về hành vi sai trái của ông Kim, ông đã sa thải ông ta. Ông Kim biến mất sau đó. Kwon Hyun-soo, giám sát viên môi trường của quận Uiseong, cho biết, chính quyền địa phương đang sử dụng nguồn lực của mình để xử lý núi rác nhưng ngọn núi lửa quá lớn khiến họ giải quyết không xuể.
Sung Nak-kuen thuộc Hiệp hội Xử lý chất thải Hàn Quốc cho biết, năm 2017, sự gia tăng nồng độ khói bụi đã khiến chính phủ thắt chặt quy định đối với các nhà máy năng lượng từ rác thải và các cơ sở đốt rác thải. Do đó, số lượng các cơ sở đốt rác đã giảm từ 611 năm 2011 xuống còn 395 vào năm 2018.
Theo Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, xuất khẩu rác thải nhựa từ Hàn Quốc sang Trung Quốc đã giảm hơn 90%. Thùng rác tràn ra đường phố Seoul khi các công ty quản lý rác thải từ chối thu gom. Tình hình này tạo ra một thị trường đen, trong đó các nhà môi giới sẽ cung cấp dịch vụ xử lý rác thải ở dưới mức giá thị trường.
Đầu tháng này, một tàu container đã cập cảng Pyeongtaek, trên bờ biển phía tây nam Seoul. Trên tàu có 51 container chất thải hỗn hợp mà công ty Green SoKo của Hàn Quốc đã xuất khẩu sang Philippines hồi năm 2018. Cty tuyên bố chất thải là nhựa có thể tái chế, nhưng phần lớn trong số đó không thực sự có thể tái chế và đưa đến đảo Mindanao. Người dân địa phương phát hiện ra và các cuộc biểu tình của nhóm môi trường Liên minh EcoWaste gây áp lực buộc chính phủ Hàn Quốc phải lấy lại rác.
Tuy nhiên, thứ mà tàu container mang về Seoul chỉ là một phần trong số 290.000 tấn chất thải mà Hải quan Hàn Quốc ước tính đã xuất khẩu trái phép vào năm 2018.
Theo các quan chức địa phương, Uiseong là núi rác lớn nhất Hàn Quốc. Năm 2008, Kim Seok-dong, một chủ doanh nghiệp tái chế, đã được cấp giấy phép lưu giữ 2.000 tấn chất thải tại đây. Nhưng vào năm 2016, ông Kim bị thu hồi giấy phép sau khi người dân địa phương bắt đầu phàn nàn.
Năm 2018, một tòa án đã ra phán quyết yêu cầu ông Kim Seok-dong loại bỏ rác thải. Trong khi cuộc đấu tranh vẫn đang diễn ra, năm 2017, chủ doanh nghiệp nhà máy năng lượng từ rác thải Lee Won-jeong đã mua số rác này từ ông Kim, nhưng vẫn để ông Kim làm quản lý. Doanh nghiệp của Lee có trụ sở tại Busan, phía nam đất nước.
Vào tháng 12-2018, các đám cháy bắt đầu xuất hiện. Lee nói rằng, khi biết về hành vi sai trái của ông Kim, ông đã sa thải ông ta. Ông Kim biến mất sau đó. Kwon Hyun-soo, giám sát viên môi trường của quận Uiseong, cho biết, chính quyền địa phương đang sử dụng nguồn lực của mình để xử lý núi rác nhưng ngọn núi lửa quá lớn khiến họ giải quyết không xuể.
Sung Nak-kuen thuộc Hiệp hội Xử lý chất thải Hàn Quốc cho biết, năm 2017, sự gia tăng nồng độ khói bụi đã khiến chính phủ thắt chặt quy định đối với các nhà máy năng lượng từ rác thải và các cơ sở đốt rác thải. Do đó, số lượng các cơ sở đốt rác đã giảm từ 611 năm 2011 xuống còn 395 vào năm 2018.
Theo Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, xuất khẩu rác thải nhựa từ Hàn Quốc sang Trung Quốc đã giảm hơn 90%. Thùng rác tràn ra đường phố Seoul khi các công ty quản lý rác thải từ chối thu gom. Tình hình này tạo ra một thị trường đen, trong đó các nhà môi giới sẽ cung cấp dịch vụ xử lý rác thải ở dưới mức giá thị trường.
Đầu tháng này, một tàu container đã cập cảng Pyeongtaek, trên bờ biển phía tây nam Seoul. Trên tàu có 51 container chất thải hỗn hợp mà công ty Green SoKo của Hàn Quốc đã xuất khẩu sang Philippines hồi năm 2018. Cty tuyên bố chất thải là nhựa có thể tái chế, nhưng phần lớn trong số đó không thực sự có thể tái chế và đưa đến đảo Mindanao. Người dân địa phương phát hiện ra và các cuộc biểu tình của nhóm môi trường Liên minh EcoWaste gây áp lực buộc chính phủ Hàn Quốc phải lấy lại rác.
Tuy nhiên, thứ mà tàu container mang về Seoul chỉ là một phần trong số 290.000 tấn chất thải mà Hải quan Hàn Quốc ước tính đã xuất khẩu trái phép vào năm 2018.