Đời sống Xã hội

Xung đột Hàn Quốc – Nhật Bản: Trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)23:13 17-07-2019

[Ảnh = Yonhap News]


Xung đột Hàn Quốc-Nhật Bản bị châm ngòi bởi hành động trả đũa kinh tế của Nhật Bản sẽ gây ảnh hưởng đến các khu vực kinh tế lớn. Nhiều nguồn tin dự đoán Nhật Bản sẽ tiếp tục các hoạt động trả đũa vào tuần tới. Gần đây, Mỹ phát tín hiệu cho thấy họ sẽ can thiệp vào cuộc xung đột này dưới sự thuyết phục của người đứng đầu Nhà Xanh và các quan chức chính phủ Hàn Quốc. Dự kiến, sự trả đũa bổ sung của Nhật Bản sẽ có 4 mức độ.

Theo các nguồn tin ngoại giao vào ngày 16, gần đây, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố họ sẽ “làm những gì có thể” để giúp giải quyết tranh chấp Hàn Quốc-Nhật Bản. Một quan chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ được phái đến Hàn Quốc tuần trước cho biết Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào tranh chấp mà khuyến khích hai đồng minh lớn nhất ở châu Á của Washington đối thoại để giải quyết căng thẳng đang leo thang.

Ngoại trưởng Kang Kyung-hwa đã gặp David Stilwell, nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương để thảo luận về cách phát triển liên minh Hàn Quốc -Hoa Kỳ và kêu gọi Hoa Kỳ đóng vai trò tích cực trong giải quyết xung đột Hàn Quốc - Nhật Bản. Nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ, David Stilwell, sẽ thực hiện chuyến thăm Hàn Quốc trong hai ngày và ba đêm cho đến ngày 18 tháng 7, Bộ Ngoại giao cho biết. John Hamley, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS) cũng nhấn mạnh vai trò trung gian của Mỹ.

Ông nói: “Nhật Bản và Hàn Quốc đều là liên minh quan trọng của Hoa Kỳ” và “Chúng tôi rất quan ngại trước tình hình và Chính phủ (Mỹ) nên giúp đỡ”.

Đầu tiên, ngày 18 là hạn cuối để chính phủ Hàn Quốc chấp thuận thành phần của "Ủy ban hòa giải quốc gia thứ ba" do phía Nhật Bản đề xuất. Sau đó, vào ngày 21 tháng 7, cuộc bầu cử quốc hội của Nhật Bản sẽ được tổ chức. Cộng đồng ngoại giao coi Tuần lễ vàng (sẽ diễn ra vào tuần tới) là một trong những lý do cho sự trỗi dậy và hòa giải của cuộc xung đột Hàn Quốc - Nhật Bản.

Trong khi đó, các quy định xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được thảo luận tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) một cách nghiêm túc từ ngày 23 đến 24 tháng 7 và ngày 24 là ngày thu thập ý kiến về việc bỏ tên Hàn Quốc khỏi “Danh sách trắng” của Nhật Bản. Hiện tại, chính phủ Hàn Quốc không chấp thuận thành phần trọng tài của bên thứ ba do phía Nhật Bản đề nghị. Kết quả trưng cầu dân ý được thực hiện gần đây bởi các phương tiện truyền thông Nhật Bản như TV Tokyo (98%), Asahi (56%), NHK (45%) và JNN (58%) cho thấy đa số người dân Nhật Bản phản đối việc đưa Hàn Quốc vào “Danh sách trắng”.

Quyết tâm giải quyết cuộc xung đột của Nhật Bản đang giảm dần và Bộ Ngoại giao đang tập trung vào việc đối phó với khả năng Nhật Bản tiếp tục khiêu khích vào thời điểm này. "Quan điểm của Mỹ là lĩnh vực an ninh không nên bị ô nhiễm chéo do căng thẳng kinh tế giữa Hàn Quốc và Nhật Bản", quan chức Bộ Ngoại giao cho biết và nói thêm rằng ông sẽ nghiêm túc xử lí tình huống nhưng về cơ bản, Hàn Quốc và Nhật Bản phải giải quyết sự khác biệt của họ. Hoa Kỳ, với tư cách là một người bạn thân và đồng minh của cả hai, sẽ làm những gì có thể để hỗ trợ những nỗ lực của họ để giải quyết nó.

Một số ý kiến ​​cho rằng Hàn Quốc nên rút khỏi Thỏa thuận Bảo mật chung về thông tin quân sự (GSOMIA) để thúc đẩy Mỹ tích cực hơn. Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao và Thương mại cho biết: khả năng bên thứ ba nào đó (chẳng hạn như Trung Quốc) có thể thu lợi khi xung đột giữa Hàn Quốc và Nhật Bản kéo dài khiến Hoa Kỳ đặc biệt lo lắng và nói thêm: “Tôi hi vọng GSOMIA sẽ không lung lay”.

GSOMIA có vai trò tích cực trong thiết lập quan hệ hợp tác an ninh ba bên giữa Nhật Bản và Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Thỏa thuận bảo mật chung về thông tin quân sự được Seoul và Tokyo ký kết vào tháng 11 năm 2016 cho phép hai nước chia sẻ thông tin bí mật quân sự để đối phó hiệu quả hơn với các mối đe dọa gia tăng từ vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Do đó, nếu GSOMIA lung lay trong bối cảnh căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, vốn là trục trung tâm của an ninh Đông Á, sẽ gia tăng gánh nặng cho Mỹ. Yoon Duk-min, giáo sư tại Đại học Ngoại ngữ Hankuk, nói: "Xung đột này không giống với vấn đề “thiếu nữ mua vui” mà là vấn đề giữa hai miền Triều Tiên và không dễ để nước thứ ba can thiệp. Xung đột giữa các đồng minh là điều Hoa Kỳ không mong muốn và họ phải đóng một vai trò quan trọng để xoa dịu tình hình”.

"Trung Quốc và Nga đã thực hiện một số động thái cho thấy họ xem xung đột Hàn Quốc-Nhật Bản là cơ hội tốt để làm lung lay mối quan hệ hợp tác ba chiều giữa Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản", một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc (KIEP) cho biết. "Rất có khả năng Hoa Kỳ sẽ xác định mức độ can thiệp sau khi Nhật Bản công bố thẻ trả đũa ngay sau cuộc bầu cử Hạ viện vào ngày 21 sắp tới”.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기