Đời sống Xã hội

[Biểu tình hàng tuần lần thứ 1400 lên án chế độ nô lệ tình dục thời chiến của Nhật Bản ]

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)16:18 15-08-2019

[Ảnh = Yonhap News]


20.000 người đã tập trung tại quảng trường trước Đại sứ quán Nhật Bản cũ Hôm nay, ngày 14 tháng 8, cuộc biểu tình lần thứ 1.400 yêu cầu Nhật Bản xin lỗi các nạn nhân của chế độ nô lệ tình dục thời chiến đã được tổ chức trước Đại sứ quán Nhật Bản cũ ở trung tâm Seoul. Cuộc biểu tình này được tổ chức trước lễ kỷ niệm 74 năm Ngày Giải phóng Quốc gia Triều Tiên 1 ngày.

Các cuộc biểu tình yêu cầu Nhật Bản xin lỗi diễn ra lần đầu tiên vào tháng 1 năm 1992 và kể từ đó, nó đã được tổ chức liên tục vào mỗi Thứ Tư hàng tuần (nên còn được gọi là “Cuộc biểu tình ngày thứ Tư”) và đến nay đã được 27 năm. Cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra sau sự kiện ngày 14 tháng 8 năm 1991 khi cụ bà Kim Hak-sun (một nạn nhân “thiếu nữ mua vui”) công khai làm chứng rằng Nhật Bản đã điều hành một chương trình nhà thổ quân sự có tổ chức trong Thế chiến Thứ Hai.

Yoon Mi-hyang, Chủ tịch Hội đồng Công lý và Tưởng niệm nạn nhân là nô lệ tình dục thời chiến của Nhật Bản, nói: "Chúng tôi sẽ không từ bỏ mà chiến đấu đến cùng. Chúng tôi cảm ơn vì các bạn đã cùng tham gia trong cuộc biểu tình yêu cầu xin lỗi lần thứ 1.400. Tôi hi vọng sẽ không cần đến cuộc biểu tình lần thứ 1500 thì những người bà của chúng ta mới có thể nhận được sự đền bù cho nỗi đau mà họ phải gánh chịu”. Ban tổ chức thông báo rằng đã có 20.000 người tham dự cuộc biểu tình.

Ngay cả trong thời tiết nóng bức, nhiều công dân, bao gồm cả thanh thiếu niên, vẫn ngồi yên tại vị trí và hô to các khẩu hiệu yêu cầu Nhật Bản xin lỗi. Cùng với sự kiện chính tại Seoul, "cuộc biểu tình ngày thứ Tư" hàng tuần đã diễn ra tại 34 thành phố khác ở 10 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ và Nhật Bản. Cuộc biểu tình yêu cầu Nhật Bản xin lỗi diễn ra lần đầu tiên vào ngày 8 tháng 1 năm 1992 do Ủy ban Các vấn đề Tâm thần Hàn Quốc tổ chức và từ đó, nó được tổ chức đều đặn vào mỗi Thứ Tư hàng tuần tại cùng 1 địa điểm và chỉ tạm dừng 2 lần do động đất ở Nhật Bản (gồm trận động đất lớn Kobe năm 1995 và trận động đất lớn ở Đông Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011) Số cuộc biểu tình yêu cầu xin lỗi vượt quá con số 100 vào năm 1993, vượt quá 500 vào năm 2002 và vượt quá 1000 vào năm 2011.

Tại cuộc biểu tình lần thứ 1.000, bức tượng “Cô gái hòa bình” bằng đồng đã được đặt bên ngoài đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul. Ngoài ra, hôm nay “Ngày tưởng nhớ các thiếu nữ mua vui thời chiến trên thế giới” lần thứ 7 cũng được tổ chức. Kể từ tháng 12 năm 2012 đến nay, các tổ chức dân sự lấy ngày 14 tháng 8 hàng năm làm “ngày tưởng nhớ các thiếu nữ mua vui thời chiến trên thế giới” để kỷ niệm ngày cụ bà Kim Hak-sun, một phụ nữ mua vui thời chiến, lần đầu tiên đứng ra làm nhân chứng cho toàn thế giới biết sự thật về việc Đế quốc Nhật bắt ép phụ nữ giải khuây cho binh lính trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, tại một cuộc họp báo năm 1991.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기