Khảo sát 'Chi tiêu định kỳ dành cho thực phẩm'…7% người dùng chi tiêu hơn 100.000 KRW/tháng
Người ta nhận thấy rằng cứ trong 10 người tiêu dùng Hàn Quốc thì có đến 5~6 người đang sử dụng dịch vụ mua thực phẩm định kỳ bằng cách nhận thực phẩm được giao theo tuần hoặc theo tháng.
Theo kết quả khảo sát trực tuyến 'Chi tiêu định kỳ dành cho thực phẩm' của tổng công ty phân phối thực phẩm nông nghiệp và thủy sản Hàn Quốc (aT) với 1.374 người trong khoảng thời gian từ ngày 15~24/7 thì có đến 57,2% tổng số người được hỏi cho biết họ có đăng ký dịch vụ mua thực phẩm định kỳ.
Xét theo nhóm tuổi, người trong độ tuổi 40 có tỷ lệ sử dụng nhiều nhất (60,2%), tiếp theo là độ tuổi 30 với 59,0%, độ tuổi 50 là 56,0%, độ tuổi trên 60 là 58,1% và độ tuổi 20 trở xuống là 49,0%.
Đối với những người ở độ tuổi 20, tỷ lệ sử dụng dịch vụ mua thực phẩm định kỳ thấp hơn so với các dịch vụ thông thường như nội dung, nhu yếu phẩm hàng ngày, mỹ phẩm và đồ gia dụng (73,5%), trong khi những người ở độ tuổi 60 có tỷ lệ đăng ký mua thực phẩm định kỳ tương đối cao so với những dịch vụ thông thường (71,0%).
Người mua thực phẩm định kỳ thường sử dụng dịch vụ giao đồ ăn theo thời gian được định sẵn (32,7%) như Coupang và Market Curly, tiếp theo là các bữa ăn được sơ chế sẵn (30,8%), hộp cơm trưa (21,0%) và gói rau củ quả (19,8%).
Những người không sử dụng dịch vụ mua thực phẩm định kỳ trả lời rằng họ có xu hướng mua các bữa ăn được sơ chế sẵn (30,6%), dịch vụ giao thức ăn thông thường (29,6%), hộp cơm trưa (27,6%) và gói rau củ quả (27,2%).
66,2% những người sử dụng dịch vụ mua thực phẩm định kỳ cho rằng sự tiện lợi chính là là lợi thế lớn nhất của dịch vụ này. Theo sau là các lý do như 'tiết kiệm chi phí' (28,4%) hoặc 'không cần phải băn khoăn giữa các lựa chọn' (21,9%).
Dịch vụ đăng ký thực phẩm thường được sử dụng theo tuần và theo tháng.
Xét theo mặt hàng, các bữa ăn được sơ chế sẵn (meal-kit) thường được đăng ký để giao cách tuần (2 tuần/lần), hộp cơm và gói nông sản được giao hàng tuần, rượu và thực phẩm ăn kiêng được giao hàng tháng.
Những người không hiện không sử dụng dịch vụ mua thực phẩm định kỳ cho biết nếu họ sử dụng gói đăng ký thực phẩm, họ sẽ đăng ký meal kit, hộp cơm trưa, đồ uống có cồn, nông sản và thực phẩm theo thời gian định kỳ hường xuyên 2 tuần/lần, còn đối với thực phẩm ăn kiêng có thể giao hàng tuần hoặc cách tuần và thực phẩm chức năng sức khỏe thì sẽ đăng ký giao hàng tuần.
Chi phí trung bình hàng tháng của việc sử dụng dịch vụ đăng ký thực phẩm là 10.000~30.000 KRW (33,5%). Còn đối với những người sử dụng dịch vụ đăng ký thông thường thì chi phí chỉ rơi vào khoảng dưới 10.000 KRW (35,4%).
Theo đó, có đến 7% người tiêu dùng chi tiêu hơn 100.000 KRW cho dịch vụ đăng ký đồ ăn là, vượt xa mức 4,2% người tiêu dùng chi cho dịch vụ đăng ký thông thường.
Lý do hủy đăng ký thực phẩm là chất lượng thấp, không hài lòng với các thành phần trong gói đăng ký, giá cả chưa hợp lý và thay đổi lượng sử dụng trong thời gian đăng ký.
Xét theo nhóm tuổi, người trong độ tuổi 40 có tỷ lệ sử dụng nhiều nhất (60,2%), tiếp theo là độ tuổi 30 với 59,0%, độ tuổi 50 là 56,0%, độ tuổi trên 60 là 58,1% và độ tuổi 20 trở xuống là 49,0%.
Đối với những người ở độ tuổi 20, tỷ lệ sử dụng dịch vụ mua thực phẩm định kỳ thấp hơn so với các dịch vụ thông thường như nội dung, nhu yếu phẩm hàng ngày, mỹ phẩm và đồ gia dụng (73,5%), trong khi những người ở độ tuổi 60 có tỷ lệ đăng ký mua thực phẩm định kỳ tương đối cao so với những dịch vụ thông thường (71,0%).
Người mua thực phẩm định kỳ thường sử dụng dịch vụ giao đồ ăn theo thời gian được định sẵn (32,7%) như Coupang và Market Curly, tiếp theo là các bữa ăn được sơ chế sẵn (30,8%), hộp cơm trưa (21,0%) và gói rau củ quả (19,8%).
Những người không sử dụng dịch vụ mua thực phẩm định kỳ trả lời rằng họ có xu hướng mua các bữa ăn được sơ chế sẵn (30,6%), dịch vụ giao thức ăn thông thường (29,6%), hộp cơm trưa (27,6%) và gói rau củ quả (27,2%).
66,2% những người sử dụng dịch vụ mua thực phẩm định kỳ cho rằng sự tiện lợi chính là là lợi thế lớn nhất của dịch vụ này. Theo sau là các lý do như 'tiết kiệm chi phí' (28,4%) hoặc 'không cần phải băn khoăn giữa các lựa chọn' (21,9%).
Dịch vụ đăng ký thực phẩm thường được sử dụng theo tuần và theo tháng.
Xét theo mặt hàng, các bữa ăn được sơ chế sẵn (meal-kit) thường được đăng ký để giao cách tuần (2 tuần/lần), hộp cơm và gói nông sản được giao hàng tuần, rượu và thực phẩm ăn kiêng được giao hàng tháng.
Những người không hiện không sử dụng dịch vụ mua thực phẩm định kỳ cho biết nếu họ sử dụng gói đăng ký thực phẩm, họ sẽ đăng ký meal kit, hộp cơm trưa, đồ uống có cồn, nông sản và thực phẩm theo thời gian định kỳ hường xuyên 2 tuần/lần, còn đối với thực phẩm ăn kiêng có thể giao hàng tuần hoặc cách tuần và thực phẩm chức năng sức khỏe thì sẽ đăng ký giao hàng tuần.
Chi phí trung bình hàng tháng của việc sử dụng dịch vụ đăng ký thực phẩm là 10.000~30.000 KRW (33,5%). Còn đối với những người sử dụng dịch vụ đăng ký thông thường thì chi phí chỉ rơi vào khoảng dưới 10.000 KRW (35,4%).
Theo đó, có đến 7% người tiêu dùng chi tiêu hơn 100.000 KRW cho dịch vụ đăng ký đồ ăn là, vượt xa mức 4,2% người tiêu dùng chi cho dịch vụ đăng ký thông thường.
Lý do hủy đăng ký thực phẩm là chất lượng thấp, không hài lòng với các thành phần trong gói đăng ký, giá cả chưa hợp lý và thay đổi lượng sử dụng trong thời gian đăng ký.