Đời sống Xã hội

Hàn Quốc: Doanh thu cao kỷ lục (46 nghìn tỷ KRW) từ ngành bán lẻ không qua cửa hàng

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)08:58 31-08-2020
Tăng vọt 7,5 nghìn tỷ KRW so với cùng kỳ năm ngoái…Doanh số từ bán hàng không đối mặt ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng Covid19
Trong nửa đầu năm nay, doanh số mua sắm trực tuyến, mua sắm tại nhà và giao hàng vượt quá 46 nghìn tỷ won, đây là mức tăng trưởng lớn nhất trong lịch sử.

Trong nửa đầu năm nay, mua sắm qua Internet, mua sắm tại nhà (home shopping) và bán hàng giao về nhà là một ngành công nghiệp 'không đối mặt' (비대면: untact) cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt hơn bao giờ hết do ảnh hưởng của đợt nhiễm coronavirus mới (Covid19).
 

[Ảnh=Getty Images Bank]

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ cùng với Cục Thống kê Quốc gia vào ngày 31, doanh thu bán lẻ không qua cửa hàng (non-store retailing: Bán lẻ không cửa hàng là bán hàng hóa và dịch vụ bên ngoài giới hạn của một cơ sở bán lẻ. Kênh phân phối không có cửa hàng có thể được chia thành bán trực tiếp và bán từ xa, sau này bao gồm tất cả các hình thức thương mại điện tử) trong nửa đầu năm nay tăng 19,4% (7.523,6 tỷ KRW) so với cùng kỳ năm ngoái lên thành 46.210,8 tỷ KRW, mức cao nhất từ ​​trước đến nay.

Đây là mức tăng 13,0% (5.315,6 tỷ KRW) so với 6 tháng cuối năm ngoái.

Doanh thu bán lẻ ngoài không qua hàng trong nửa đầu năm nay cao hơn gấp đôi so với nửa đầu năm 2015 (22,6 nghìn tỷ KRW) cho thấy sự phát triển nhanh chóng chỉ trong vòng 5 năm.

Đặc biệt là sự tăng trưởng đáng chú ý trong nửa đầu năm nay.

Đây là lần đầu tiên doanh thu bán lẻ không qua cửa hàng tăng hơn 7 nghìn tỷ KRW so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó, mức tăng lớn nhất là khoảng 5 nghìn tỷ KRW (4.862,6 tỷ KRW) trong 6 tháng đầu năm 2019.

Sự gia tăng nhanh chóng của mảng bán lẻ không qua cửa hàng trong nửa đầu năm nay dường như ảnh hưởng phần lớn bởi cuộc khủng hoảng Covid19.

Với sự lan rộng của Covid19, các biện pháp giãn cách xã hội đã được thực hiện, làm việc từ xa, v.v. đã được đẩy mạnh và sự phổ biến của các nhà bán lẻ không có cửa hàng, nơi bạn có thể mua hàng mà không cần đến cửa hàng trực tiếp, đã tăng vọt.

Theo Woowa Brothers, nhà điều hành ứng dụng giao hàng 'Baemin', số lượng đơn đặt hàng trong nửa đầu năm đã tăng 176% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một quan chức của Woowa Brothers cho biết "Có vẻ như ảnh hưởng của Covid19 đã giúp thị trường ứng dụng giao hàng ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ hơn."
 

Xu hướng của doanh số bán hàng theo loại hình bán lẻ [Ảnh=Yonhap News]

Các công ty tích cực bắt đầu bán sản phẩm thông qua Internet và mua sắm tại nhà khi ngành công nghiệp 'không đối mặt' thu hút sự chú ý do sự bùng phát của dịch Covid19.

Trên thực tế, trong nửa đầu năm nay, doanh thu của các trung tâm thương mại và cửa hàng bán lẻ trực tiếp đã giảm sút không ít.

Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu của các trung tâm thương mại là 12,9 nghìn tỷ KRW, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái còn các cửa hàng bán lẻ chuyên biệt giảm 10,3% xuống 61,1 nghìn tỷ KRW. Khi việc du lịch nước ngoài hầu như không thể thực hiện được, doanh thu của các cửa hàng miễn thuế cũng giảm 37,1% xuống còn 7,3 nghìn tỷ KRW.

Mặc dù doanh thu của các đại siêu thị, siêu thị và cửa hàng tiện lợi tăng nhưng mức tăng ít hơn so với bán lẻ không qua cửa hàng.

Trong nửa đầu năm, doanh số bán lẻ tại đại siêu thị đạt 16,2 nghìn tỷ KRW, tăng 1,1% so với nửa đầu năm ngoái, cửa hàng tiện lợi tăng 2,8% lên 12,7 nghìn tỷ KRW và siêu thị tăng 6,8% lên 23,2 nghìn tỷ KRW.

 

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기