Đời sống Xã hội

Xu hướng 'không tiếp xúc' giúp tăng 11% doanh thu mỗi tháng cho các cửa hàng giao hàng

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)17:40 18-01-2021
Kết quả khảo sát 300 nhà hàng trong đợt bùng phát thứ hai của Ủy ban Phát triển Nguồn nhân lực Dịch vụ Thực phẩm Doanh thu trung bình hàng tháng giảm 16,5%… Các nhà hàng đồ Nhật Bản (-29,5%) chịu ảnh hưởng lớn nhất
Một cuộc khảo sát cho thấy trong khi các nhà hàng nói chung bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch coronavirus mới (Covid19) thì các nhà hàng có tỷ lệ giao đồ ăn cao thậm chí lại ghi nhận tăng trưởng doanh thu trong năm vừa qua. 

'Ủy ban Phát triển Nguồn nhân lực Dịch vụ Thực phẩm' (ISC) được thành lập từ 16 hiệp hội và tổ chức trong Hiệp hội Công nghiệp Dịch vụ Thực phẩm Hàn Quốc đã đưa ra nhận định như vậy trong báo cáo 'Tình trạng Nhân lực Công nghiệp trong Ngành Dịch vụ Thực phẩm năm 2020'.

Đây là kết quả của cuộc điều tra và phân tích trực diện 300 cửa hàng ăn uống trong sáu loại hình bao gồm các nhà hàng bán gà rán, các nhà hàng chuyên món Hàn Quốc, các nhà hàng chuyên món Nhật Bản, các nhà hàng chuyên món Trung Quốc, các nhà hàng chuyên món phương Tây, và các nhà hàng tương tự (cửa hàng pizza và hamburger) từ ngày 17~31/8 năm ngoái (đợt dịch thứ hai của Covid19).
 

Xu hướngdoanh thu trung bình hàng tháng xét theo tỷ trọng giao hàng. [Ảnh=Ủy ban Phát triển Nguồn nhân lực Dịch vụ Thực phẩm]


Theo báo cáo ngày 18, doanh thu trung bình hàng tháng của các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống này là 27,36 triệu won, giảm 16,5% so với năm trước đó.

Trong số đó, doanh thu trung bình hàng tháng của các nhà hàng không giao hàng giảm 31,2% xuống 26,16 triệu won.

Ngoài ra, doanh thu trung bình hàng tháng của các nhà hàng có tỷ lệ giao hàng từ 1 đến 49% về doanh thu giảm 17,9% xuống còn 230,3 triệu won.

Mặt khác, doanh thu trung bình hàng tháng của các công ty chỉ bán thông qua hình thức giao hàng là 18,64 triệu won, tăng 11,0% và những công ty có tỷ lệ giao hàng 90-99%, tăng 5,0%. Các công ty có tỷ lệ giao hàng 50-89% cũng tăng 2,8%.

Điều này được hiểu là do thực tế người tiêu dùng ưa thích phương pháp không tiếp xúc hơn trong bối cảnh các biện pháp giãn cách xã hội được tăng cường do các diễn biến khó lường của dịch bệnh.
 

Doanh thu trung bình hàng tháng xét theo loại hình. [Ảnh=Ủy ban Phát triển Nguồn nhân lực Dịch vụ Thực phẩm]


Nếu xét theo từng loại nhà hàng, thì các quán ăn chuyên món Nhật Bản là nơi bị ảnh hưởng lớn nhất. Doanh thu trung bình hàng tháng của các nhà hàng kinh doanh loại hình này giảm 29,5% xuống 17,64 triệu won, mức sụt giảm lớn nhất trong 6 loại hình.

Tiếp theo là nhà hàng chuyên món Hàn Quốc (-20,0%), các cửa hàng bán gà rán (-19,3%), nhà hàng chuyên món phương Tây (-17,0%), nhà hàng chuyên món Trung Quốc (-12,9%) và cuối cùng là các nhà hàng pizza và hamburer (-7,2%).

Quy mô nhà hàng càng lớn thì doanh thu càng giảm.

Doanh thu trung bình hàng tháng của các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống có doanh thu hàng năm từ 100 đến 500 triệu won giảm 19,4% và những công ty có hơn 500 triệu won giảm 19,3%.

Mặt khác, các nhà hàng có doanh thu hàng năm dưới 50 triệu won chỉ giảm 2,2% còn nhà hàng có doanh thu hàng năm từ 50 đến 100 triệu won giảm 14,4%.

Tác giả báo cáo, Lee Gyeong-mi, trưởng nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Công nghiệp Dịch vụ Thực phẩm Hàn Quốc, cho biết "Kết quả này là phân tích của cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 8 năm ngoái và chưa xem xét đến tác động của đợt dịch thứ ba vừa qua, do đó có thể thấy tình hình cũng không mấy khả quan cho các nhà hàng cơ bản. Tuy nhiên, các nhà hàng kinh doanh theo phương thức giao hàng lại cho thấy lợi nhuận tích cực."
 

[Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기