Sự gia tăng khách du lịch bất chấp làn sóng lây nhiễm lần thứ 4 vẫn vô cùng phức tạp
Chỉ tính riêng tháng 7, trung bình có 35.000 khách du lịch/ngày
Ngay cả trong đợt dịch thứ tư của coronavirus mới (COVID-19), khách du lịch thuộc thế hệ MZ (thế hệ millennials: sinh ra trong khoảng 1980~đến giữa những năm 1990 / thế hệ Z hay còn được gọi là gen Z: sinh ra từ đầu những năm 2000 đến giữa những năm 2010) vẫn tiếp tục đến thăm Jeju.
Không giống như năm ngoái, lượng khách du lịch giảm đáng kể khi tình hình dịch bệnh chuyển sang xu hướng lan rộng trở lại, sau hơn 1 năm mệt mỏi với Covid19 dường như thế hệ trẻ đang cố gắng bù đắp cho khoảng thời gian không thể đi du lịch.
Vì ảnh hưởng của đợt dịch lần thứ 4, kể từ ngày 12/7 trong khu vực đô thị, các biện pháp giãn cách xã hội đã được thực hiện để cấm tụ tập từ ba người trở lên sau 6 giờ chiều. Tiếp theo đó, rất nhiều tỉnh thành khác trên khắp Hàn Quốc cũng đã nâng mức giãn cách lên cấp độ 2.
Từ 0 giờ ngày 15, đảo Jeju cũng đã phải ban bố các biện pháp tăng cường như lệnh cấm kinh doanh đối với 1.356 cơ sở vui chơi giải trí trên địa bàn (bao gồm 776 nhà hàng, 579 quán rượu, 1 câu lạc bộ).
Đây là biện pháp nâng cao hơn so với các hạn chế hoạt động sau 10 tối vốn tương ứng với cấp độ 4 trong quy định giãn cách mới. Điều này được phân tích là do nhiều khách du lịch tìm đến Jeju để 'tận hưởng cuộc sống về đêm', tránh xa các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt ở khu vực thủ đô.
Cuộc khủng hoảng COVID-19 và sự gia tăng các biện pháp phòng dịch trên toàn quốc liệu có ảnh hưởng đến lượng khách du lịch ở Jeju không?
Jeju, nơi đã thu hút hơn 1 triệu khách du lịch trong ba tháng liên tiếp kể từ tháng 4, đã chứng kiến nhu cầu du lịch giảm nhẹ trong tháng này.
Tổng cộng 283.853 khách du lịch đã đến thăm Jeju trong tuần cuối cùng của tháng 76 từ ngày 21~27/6, tương đương với mức trung bình là 45.550 lượt mỗi ngày.
Trong tuần từ 28/6~4/7 đã có tổng cộng 252.217 người đã đến thăm Jeju, trung bình là 36.031 người mỗi ngày.
Theo nhận định của ngành du lịch, mùa mưa cuối năm bắt đầu ở Jeju và thời tiết khắc nghiệt đã tác động đến nhu cầu du lịch.
Vào ngày 5~11/7, khi đợt dịch thứ tư bắt đầu, đã có 241.079 người đã đến thăm Jeju, ghi nhận trung bình 34.040 người mỗi ngày.
Lượng khách du lịch giảm bình quân 16,1% so với tuần cuối tháng 6.
Tuy nhiên, bắt đầu từ tuần này, từ ngày 12/7 trở đi số lượng khách du lịch đến Jeju là 36.585, 33.350, 35.035, 36.825. Theo đó, trung bình một ngày Jeju đón 35.449 lượt khách du lịch đến đây.
Có thể thấy, bất chấp tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số lượng khách không những không sụt giảm mà thậm chí còn tăng nhẹ.
Không có thay đổi đáng kể nào từ tháng Bảy, với trung bình 35.000 khách du lịch đến thăm mỗi ngày.
Hôm nay (16/7), sẽ là phong vũ biểu cho lượng khách du lịch cuối tuần, 34.000 khách du lịch dự kiến sẽ đến thăm Jeju, bất chấp lệnh cấm tụ tập ở các cơ sở giải trí.
Ngay cả khi số lượng các trường hợp được xác nhận tăng đột biến ở Jeju vào tháng 5 vừa qua, tổng số khách du lịch trong tháng 5 vẫn vượt hơn 1 triệu du khách đạt 1.136.452 với trung bình là 36.660 khách mỗi ngày.
Theo đó, có thể thấy lượng khách trong 2 tuần đầu tháng 7 so với lượng khách du lịch trung bình trong tháng 5 không có nhiều sự chênh lệch.
Nếu có khoảng 33.000 khách du lịch mỗi ngày tiếp tục đến thăm Jeju trong tương lai, thì con số này sẽ vượt quá 1 triệu khách du lịch hàng tháng trong tháng này.
Bầu không khí của năm nay hoàn toàn khác so với năm 2020, năm đầu tiên bùng phát dịch Covid19.
Khi dịch bệnh lan rộng vào năm ngoái, nỗi sợ hãi và lo lắng đã tăng lên tối đa, tính chung cả vào tháng 3/2020, chỉ có 488.762 người đã đến thăm Jeju, số lượng khách du lịch trung bình hàng ngày giảm xuống còn 15.508 người.
Trong mùa hè cao điểm vào tháng 7, khi Covid19 trải rộng quanh Hallim-eup, Jeju, lượng khách du lịch hàng ngày tới Jeju đã giảm xuống còn 20.000 trong một thời gian.
Ngoài ra, trong đợt đại dịch thứ ba vào tháng 12, số lượng khách du lịch ở Jeju đã giảm xuống còn 625.865 một tháng, ghi nhận mức trung bình là 20.189 mỗi ngày, trái ngược với tình hình năm nay.
Ngay cả khi chúng ta tính đến nhiều trường hợp khác nhau như mùa cao điểm mùa hè, mùa thấp điểm mùa đông và sự lây lan của COVID-19 thì tình hình của năm nay cũng khác hoàn toàn so với trước đây 1 năm.
Năm nay, ngay cả với sự lan rộng của Covid19, số lượng khách du lịch đã vượt qua con số 1 triệu ngay cả trước khi kỳ nghỉ hè đến.
Ngoài ra, bất chấp sự lây lan trở lại của đợt dịch thứ 4, lượng khách trung bình mỗi ngày không có dấu hiệu giảm đi đáng kể mà vẫn đạt 34.000 người.
Người ta phân tích rằng nhu cầu đi lại bùng nổ cùng lúc với thái độ chủ quan do dịch bệnh đã kéo dài và việc tiêm chủng cũng đã được tiến hành trên diện rộng.
Ngoài ra, mô hình du lịch đã được thiết lập vững chắc xoay quanh du lịch cá nhân thay vì du lịch theo nhóm và thế hệ MZ (thế hệ millennials + thế hệ Z, sinh trong những năm 1980 và 2000) có mong muốn mạnh mẽ tận hưởng chuyến du lịch một mình hoặc theo cặp đôi trong khi tuân thủ quy tắc cách ly.
Ví dụ như sự gia tăng trong thế hệ MZ thích leo núi để vượt qua cái gọi là 'Corona Blue', một chứng trầm cảm gây ra bởi Covid19 kéo dài và sự gia tăng trong thế hệ MZ hoàn thành Jeju Olle Trail.
Một quan chức của ngành du lịch giải thích, "Mặc dù sự lây lan hiện tại của Covid19 đang lan rộng trở lại, tuy nhiên có vẻ như thế hệ MZ vẫn không hề quá chú ý tới điều này".
Ông nói, "Mặc dù lượng đặt chỗ cho các sân gôn đã giảm gần 50% so với trước đại dịch lần thứ 4 và việc đặt trước chỗ ở và thuê xe đã giảm mạnh, tuy nhiên phong cách của thế hệ MZ đó là một khi đã muốn thì sẽ tiến hành luôn. Họ có thể đến Jeju rồi mới tiến hành thuê xe và chỗ ở. Do đóm hiện tại rất khó để dự đoán chính xác nhu cầu du lịch."
Không giống như năm ngoái, lượng khách du lịch giảm đáng kể khi tình hình dịch bệnh chuyển sang xu hướng lan rộng trở lại, sau hơn 1 năm mệt mỏi với Covid19 dường như thế hệ trẻ đang cố gắng bù đắp cho khoảng thời gian không thể đi du lịch.
Vì ảnh hưởng của đợt dịch lần thứ 4, kể từ ngày 12/7 trong khu vực đô thị, các biện pháp giãn cách xã hội đã được thực hiện để cấm tụ tập từ ba người trở lên sau 6 giờ chiều. Tiếp theo đó, rất nhiều tỉnh thành khác trên khắp Hàn Quốc cũng đã nâng mức giãn cách lên cấp độ 2.
Từ 0 giờ ngày 15, đảo Jeju cũng đã phải ban bố các biện pháp tăng cường như lệnh cấm kinh doanh đối với 1.356 cơ sở vui chơi giải trí trên địa bàn (bao gồm 776 nhà hàng, 579 quán rượu, 1 câu lạc bộ).
Đây là biện pháp nâng cao hơn so với các hạn chế hoạt động sau 10 tối vốn tương ứng với cấp độ 4 trong quy định giãn cách mới. Điều này được phân tích là do nhiều khách du lịch tìm đến Jeju để 'tận hưởng cuộc sống về đêm', tránh xa các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt ở khu vực thủ đô.
Cuộc khủng hoảng COVID-19 và sự gia tăng các biện pháp phòng dịch trên toàn quốc liệu có ảnh hưởng đến lượng khách du lịch ở Jeju không?
Jeju, nơi đã thu hút hơn 1 triệu khách du lịch trong ba tháng liên tiếp kể từ tháng 4, đã chứng kiến nhu cầu du lịch giảm nhẹ trong tháng này.
Tổng cộng 283.853 khách du lịch đã đến thăm Jeju trong tuần cuối cùng của tháng 76 từ ngày 21~27/6, tương đương với mức trung bình là 45.550 lượt mỗi ngày.
Trong tuần từ 28/6~4/7 đã có tổng cộng 252.217 người đã đến thăm Jeju, trung bình là 36.031 người mỗi ngày.
Theo nhận định của ngành du lịch, mùa mưa cuối năm bắt đầu ở Jeju và thời tiết khắc nghiệt đã tác động đến nhu cầu du lịch.
Vào ngày 5~11/7, khi đợt dịch thứ tư bắt đầu, đã có 241.079 người đã đến thăm Jeju, ghi nhận trung bình 34.040 người mỗi ngày.
Lượng khách du lịch giảm bình quân 16,1% so với tuần cuối tháng 6.
Tuy nhiên, bắt đầu từ tuần này, từ ngày 12/7 trở đi số lượng khách du lịch đến Jeju là 36.585, 33.350, 35.035, 36.825. Theo đó, trung bình một ngày Jeju đón 35.449 lượt khách du lịch đến đây.
Có thể thấy, bất chấp tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số lượng khách không những không sụt giảm mà thậm chí còn tăng nhẹ.
Không có thay đổi đáng kể nào từ tháng Bảy, với trung bình 35.000 khách du lịch đến thăm mỗi ngày.
Hôm nay (16/7), sẽ là phong vũ biểu cho lượng khách du lịch cuối tuần, 34.000 khách du lịch dự kiến sẽ đến thăm Jeju, bất chấp lệnh cấm tụ tập ở các cơ sở giải trí.
Ngay cả khi số lượng các trường hợp được xác nhận tăng đột biến ở Jeju vào tháng 5 vừa qua, tổng số khách du lịch trong tháng 5 vẫn vượt hơn 1 triệu du khách đạt 1.136.452 với trung bình là 36.660 khách mỗi ngày.
Theo đó, có thể thấy lượng khách trong 2 tuần đầu tháng 7 so với lượng khách du lịch trung bình trong tháng 5 không có nhiều sự chênh lệch.
Nếu có khoảng 33.000 khách du lịch mỗi ngày tiếp tục đến thăm Jeju trong tương lai, thì con số này sẽ vượt quá 1 triệu khách du lịch hàng tháng trong tháng này.
Bầu không khí của năm nay hoàn toàn khác so với năm 2020, năm đầu tiên bùng phát dịch Covid19.
Khi dịch bệnh lan rộng vào năm ngoái, nỗi sợ hãi và lo lắng đã tăng lên tối đa, tính chung cả vào tháng 3/2020, chỉ có 488.762 người đã đến thăm Jeju, số lượng khách du lịch trung bình hàng ngày giảm xuống còn 15.508 người.
Trong mùa hè cao điểm vào tháng 7, khi Covid19 trải rộng quanh Hallim-eup, Jeju, lượng khách du lịch hàng ngày tới Jeju đã giảm xuống còn 20.000 trong một thời gian.
Ngoài ra, trong đợt đại dịch thứ ba vào tháng 12, số lượng khách du lịch ở Jeju đã giảm xuống còn 625.865 một tháng, ghi nhận mức trung bình là 20.189 mỗi ngày, trái ngược với tình hình năm nay.
Ngay cả khi chúng ta tính đến nhiều trường hợp khác nhau như mùa cao điểm mùa hè, mùa thấp điểm mùa đông và sự lây lan của COVID-19 thì tình hình của năm nay cũng khác hoàn toàn so với trước đây 1 năm.
Năm nay, ngay cả với sự lan rộng của Covid19, số lượng khách du lịch đã vượt qua con số 1 triệu ngay cả trước khi kỳ nghỉ hè đến.
Ngoài ra, bất chấp sự lây lan trở lại của đợt dịch thứ 4, lượng khách trung bình mỗi ngày không có dấu hiệu giảm đi đáng kể mà vẫn đạt 34.000 người.
Người ta phân tích rằng nhu cầu đi lại bùng nổ cùng lúc với thái độ chủ quan do dịch bệnh đã kéo dài và việc tiêm chủng cũng đã được tiến hành trên diện rộng.
Ngoài ra, mô hình du lịch đã được thiết lập vững chắc xoay quanh du lịch cá nhân thay vì du lịch theo nhóm và thế hệ MZ (thế hệ millennials + thế hệ Z, sinh trong những năm 1980 và 2000) có mong muốn mạnh mẽ tận hưởng chuyến du lịch một mình hoặc theo cặp đôi trong khi tuân thủ quy tắc cách ly.
Ví dụ như sự gia tăng trong thế hệ MZ thích leo núi để vượt qua cái gọi là 'Corona Blue', một chứng trầm cảm gây ra bởi Covid19 kéo dài và sự gia tăng trong thế hệ MZ hoàn thành Jeju Olle Trail.
Một quan chức của ngành du lịch giải thích, "Mặc dù sự lây lan hiện tại của Covid19 đang lan rộng trở lại, tuy nhiên có vẻ như thế hệ MZ vẫn không hề quá chú ý tới điều này".
Ông nói, "Mặc dù lượng đặt chỗ cho các sân gôn đã giảm gần 50% so với trước đại dịch lần thứ 4 và việc đặt trước chỗ ở và thuê xe đã giảm mạnh, tuy nhiên phong cách của thế hệ MZ đó là một khi đã muốn thì sẽ tiến hành luôn. Họ có thể đến Jeju rồi mới tiến hành thuê xe và chỗ ở. Do đóm hiện tại rất khó để dự đoán chính xác nhu cầu du lịch."