Số ngày nắng nóng ở Seoul trong mùa hè này dự kiến sẽ vượt quá mức trung bình rất nhiều.
Theo Cục Khí tượng Hàn Quốc vào ngày 26, số ngày nắng nóng ở Seoul từ ngày 1/6~25/7 là 9 ngày, nhiều hơn mức trung bình là 8,7 ngày (theo số liệu thu tổng hợp của tháng 6~8 từ năm 1991~2020). Xét rằng vẫn còn hơn một tháng nữa là mùa hè, số ngày nắng nóng năm nay được dự báo sẽ cao hơn nhiều so với trung bình năm.
Số ngày nắng nóng gay gắt là số ngày có nhiệt độ ban ngày cao nhất trên 33 độ C.
Trong cùng thời gian, số đêm nhiệt đới ở Seoul (số ngày có nhiệt độ tối thiểu 25° C trở lên) ở Seoul là 11 ngày, gần bằng với mức trung bình hàng năm là 12,5 ngày.
Ngoài Seoul, các khu vực như Chuncheon (trung bình 11,3 ngày, năm nay 12,0 ngày), Cheorwon (4,2 ngày, 9,0 ngày), Inje (6,8 ngày, 10,0 ngày), Incheon (4,4 ngày, 6,0 ngày), Ganghwa (3,1 ngày, 5,0 ngày) ngày), Seosan (6,0 ngày, 7,0 ngày) cũng đã ghi nhận số ngày nắng nóng gay gắt vượt mức trung bình hàng năm.
Tuy nhiên, một số khu vực như Sokcho, Taebaek, Daegwallyeong, Ulsan, Busan, Geoje, Namhae, Uljin, Bonghwa, Yeongdeok, Yeosu, Wando, Jangheung, Goheung, Imsil, Jangsu, Seongsan, Seogwipo và Chupungryeong lại chưa hề ghi nhận ngày nắng nóng gay gắt nào. Theo đó, có thể thấy sẽ có sự khác biệt tùy theo từng khu vực.
Mặt khác, đợt nắng nóng hiện nay được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài.
Tổng cục Khí tượng Hàn Quốc dự báo đến ngày 5/8, nhiệt độ cao nhất ở hầu hết các khu vực trên cả nước sẽ tiếp tục duy trì trong khoảng 35 độ C, đêm nhiệt đới cũng sẽ xuất hiện với nhiệt độ tối thiểu từ 25 độ C trở lên.
Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ dự kiến buổi sáng sớm cho từng vùng là khoảng 23-27 độ, nhiệt độ ban ngày rơi vào khoảng 30-35 độ, tương đương hoặc thấp hơn một chút so với tuần trước, tuy nhiên khả năng nhiệt độ có thể tăng cao hơn nữa tùy theo thay đổi đường di chuyển của bão.
Theo phân tích, cơn bão số 6 'In-Fa' đã đổ bộ vào đất liền phía tây nam Thượng Hải, Trung Quốc vào chiều cùng ngày và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào ngày 28/7 tới.
Bão nhiệt đới 'Nepartak', cơn bão số 8, đã đi qua vùng biển phía đông nam Tokyo, Nhật Bản vào sáng nay (26/7) và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền phía nam và tây nam Sendai vào chiều ngày mai 27/7.
Tổng cục Khí tượng Hàn Quốc giải thích trong cuộc họp giao ban thường kỳ trực tuyến ngày 22: “Cơn bão này không ảnh hưởng trực tiếp đến Hàn Quốc, nhưng nếu sức nóng từ cơn bão truyền sang, nhiệt độ có thể tăng cao hơn dự kiến”.
Theo Cục Khí tượng Hàn Quốc vào ngày 26, số ngày nắng nóng ở Seoul từ ngày 1/6~25/7 là 9 ngày, nhiều hơn mức trung bình là 8,7 ngày (theo số liệu thu tổng hợp của tháng 6~8 từ năm 1991~2020). Xét rằng vẫn còn hơn một tháng nữa là mùa hè, số ngày nắng nóng năm nay được dự báo sẽ cao hơn nhiều so với trung bình năm.
Số ngày nắng nóng gay gắt là số ngày có nhiệt độ ban ngày cao nhất trên 33 độ C.
Trong cùng thời gian, số đêm nhiệt đới ở Seoul (số ngày có nhiệt độ tối thiểu 25° C trở lên) ở Seoul là 11 ngày, gần bằng với mức trung bình hàng năm là 12,5 ngày.
Ngoài Seoul, các khu vực như Chuncheon (trung bình 11,3 ngày, năm nay 12,0 ngày), Cheorwon (4,2 ngày, 9,0 ngày), Inje (6,8 ngày, 10,0 ngày), Incheon (4,4 ngày, 6,0 ngày), Ganghwa (3,1 ngày, 5,0 ngày) ngày), Seosan (6,0 ngày, 7,0 ngày) cũng đã ghi nhận số ngày nắng nóng gay gắt vượt mức trung bình hàng năm.
Tuy nhiên, một số khu vực như Sokcho, Taebaek, Daegwallyeong, Ulsan, Busan, Geoje, Namhae, Uljin, Bonghwa, Yeongdeok, Yeosu, Wando, Jangheung, Goheung, Imsil, Jangsu, Seongsan, Seogwipo và Chupungryeong lại chưa hề ghi nhận ngày nắng nóng gay gắt nào. Theo đó, có thể thấy sẽ có sự khác biệt tùy theo từng khu vực.
Mặt khác, đợt nắng nóng hiện nay được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài.
Tổng cục Khí tượng Hàn Quốc dự báo đến ngày 5/8, nhiệt độ cao nhất ở hầu hết các khu vực trên cả nước sẽ tiếp tục duy trì trong khoảng 35 độ C, đêm nhiệt đới cũng sẽ xuất hiện với nhiệt độ tối thiểu từ 25 độ C trở lên.
Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ dự kiến buổi sáng sớm cho từng vùng là khoảng 23-27 độ, nhiệt độ ban ngày rơi vào khoảng 30-35 độ, tương đương hoặc thấp hơn một chút so với tuần trước, tuy nhiên khả năng nhiệt độ có thể tăng cao hơn nữa tùy theo thay đổi đường di chuyển của bão.
Theo phân tích, cơn bão số 6 'In-Fa' đã đổ bộ vào đất liền phía tây nam Thượng Hải, Trung Quốc vào chiều cùng ngày và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào ngày 28/7 tới.
Bão nhiệt đới 'Nepartak', cơn bão số 8, đã đi qua vùng biển phía đông nam Tokyo, Nhật Bản vào sáng nay (26/7) và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền phía nam và tây nam Sendai vào chiều ngày mai 27/7.
Tổng cục Khí tượng Hàn Quốc giải thích trong cuộc họp giao ban thường kỳ trực tuyến ngày 22: “Cơn bão này không ảnh hưởng trực tiếp đến Hàn Quốc, nhưng nếu sức nóng từ cơn bão truyền sang, nhiệt độ có thể tăng cao hơn dự kiến”.