Kinh tế Chính trị

Chỉ số khó khăn kinh tế tháng 5 của Hàn Quốc ghi nhận mức cao nhất trong 21 năm

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)16:54 20-06-2022
Tỷ lệ lạm phát 5,4% · Tỷ lệ thất nghiệp 3,0%…Chỉ số khó khăn kinh tế 8,4 Hạ nghị sĩ Kim Hoe-jae "Cần tăng cường hỗ trợ cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong bối cảnh lạm phát tăng cao"
'Chỉ số khó khăn về kinh tế (economic misery index)' tháng 5 của Hàn Quốc bao gồm tỷ lệ tăng giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp, đã ghi nhận mức cao nhất trong 21 năm.

Theo kết quả phân tích dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Hạ nghị sĩ Kim Hoe-jae của Đảng Dân chủ đồng hành vào ngày 20, chỉ số khó khăn kinh tế ghi nhận mức 8,4 vào tháng trước.

 

Chỉ số khó khăn về kinh tế vào tháng 5 qua các năm. [Ảnh=Yonhap News]


Chỉ số khó khăn kinh tế là một chỉ số do nhà kinh tế học người Mỹ Arthur Okun tạo để đánh giá những khó khăn kinh tế mà người dân phải trải qua. Nó được tính bằng cách cộng tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp.

Tháng 5, tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng của Hàn Quốc là 5,4% và tỷ lệ thất nghiệp là 3,0%. Theo đó chỉ số khó khăn kinh tế của Hàn Quốc trong tháng 5 là cao nhất kể từ tháng 5 năm 2001 (9,0).

Đây là kết quả của việc giá cả tăng vọt khi tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng tháng 5 ghi nhận được cũng là mức cao nhất trong 13 năm 9 tháng kể từ tháng 8/2008 (5,6%).

Trong đó, giá nguyên liệu thô đã tăng mạnh trong năm nay do ảnh hưởng của cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Cụ thể, các sản phẩm công nghiệp như thực phẩm chế biến và xăng dầu ghi nhận mức tăng 2,86 điểm phần trăm, chiếm hơn 1 nửa của tổng mức tăng (5,4%).

Chỉ số giá sinh hoạt, chủ yếu bao gồm các mặt hàng được mua thường xuyên và gần với giá cảm nhận, tăng 6,7%, ghi nhận mức tăng lớn nhất kể từ tháng 7 năm 2008 (7,1%).

Mặt khác, tỷ lệ thất nghiệp tính đến tháng 5 là thấp nhất kể từ năm 2013 (3,0%). Tuy nhiên, chỉ số này đã cho thấy sự cải thiện so với tháng 4. Nguyên nhân chủ yếu là do chính phủ Hàn Quốc đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp kiểm dịch, tích cực khôi phục cuộc sống hàng ngày cho người dân và thực hiện các dự án tạo ra các việc làm trực tiếp.

Xu thế lạm phát cao được dự báo sẽ tiếp tục trong thời gian tới, những khó khăn trong sinh kế dự kiến ​​sẽ còn tăng lên.

Trong 'Định hướng chính sách kinh tế mới của Chính phủ', chính phủ Hàn Quốc cho biết, "Với sự gia tăng của giá nguyên liệu thô quốc tế và sự phục hồi của tiêu dùng trong nước, mức lạm phát cao được dự đoán vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới."

Theo đó, chính phủ Hàn Quốc đã nâng dự báo lạm phát giá tiêu dùng trong năm nay lên 4,7%. Tỷ lệ thất nghiệp cả năm được dự báo là 3,1%, giảm so với mức 3,7% của năm ngoái.

Nếu xét theo đúng dự báo của chính phủ, chỉ số khó khăn kinh tế năm nay sẽ là 7,8, mức cao nhất kể từ năm 2008 (7,9) khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra.

Đặc biệt, việc giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng cao được cho là sẽ tạo gánh nặng cho tầng lớp lao động.

Tính đến quý I/2022, tỷ lệ chi tiêu danh nghĩa cho thực phẩm và ăn uống trong thu nhập khả dụng hàng tháng trung bình của nhóm phân vị thứ nhất (tầng lớp nghèo khó, chiếm 20% thu nhập dưới cùng) là 42,2%, lớn hơn so với nhóm phân vị thứ 5 (tầng lớp thượng lưu, chiếm 20% mức thu nhập cao nhất) 13,2 và mức trung bình của tất cả các hộ gia đình (18,3%).

Hạ nghị sĩ Kim nhấn mạnh "Cuộc sống của những người bình thường đang rơi vào bế tắc do vật giá quá cao. Chúng ta cần tăng cường hỗ trợ nhóm người dễ bị tổn thương, những người sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi giá cả leo thang cũng như chuẩn bị các biện pháp trung và dài hạn để đối phó với tình trạng lạm phát kéo dài, chẳng hạn như đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu."

Hạ nghĩ sĩ chỉ ra sự cần thiết phải hỗ trợ tích cực cho những người dễ bị tổn thương và chỉ trích "Hiện tại, chính sách kinh tế của chính quyền Yun Seok-yeol là cắt giảm thuế cho người giàu dựa trên lý thuyết lợi ích kinh tế nhỏ giọt (trickle-down effect)".

 

[Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기