Đời sống Xã hội

Trường đại học quốc gia Seoul xúc tiến thành lập phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)15:22 17-08-2022
Đại học Quốc gia Seoul (Seoul National University·SNU) lần đầu tiên trong lịch sử của trường đang xúc tiến việc thành lập phân hiệu ở nước ngoài, cụ thể là tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Kế hoạch này nhằm thu hút những nhân tài xuất sắc của Việt Nam, những người hoàn thành bậc đại học và lấy bằng cử nhân tại 'Đại học Quốc gia Seoul cơ sở Hồ Chí Minh', làm nghiên cứu sinh hệ sau đại học của Đại học Quốc gia Seoul.

Có thể nhận thấy rằng đây là một kế hoạch giáo dục được chuẩn bị vì dự kiến ​​trong tương lai việc tìm kiếm các chuyên gia R&D và người lao động có chuyên môn cao có thể trở nên ngày càng khó khăn do số lượng sinh viên nhập học sau đại học giảm vì ảnh hưởng của sụt giảm dân số tại Hàn Quốc. Đại học Quốc gia Seoul không loại trừ khả năng gần như không có sinh viên Hàn Quốc tốt nghiệp nào vào những năm 2030.


 

Biểu tượng của trường đại học quốc gia Seoul tại cổng vào của trường. [Ảnh=Đại học Quốc gia Seoul]


Theo bài viết được báo Hankyung đăng tải vào ngày 16, trong báo cáo 'Kế hoạch phát triển trung và dài hạn' Đại học Quốc gia Seoul gần đây đã đưa kế hoạch thành lập một trường đại học liên kết với Đại học Hồ Chí Minh trong vòng 5 năm. Đại học Quốc gia Seoul có kế hoạch mở một phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh, với mục tiêu giảng dạy sinh viên bằng chương trình giáo dục phong cách Hàn Quốc từ bậc đại học, và thu hút các tài năng hàng đầu vào trường sau đại học của Đại học Quốc gia Seoul.

Việc thúc đẩy kế hoạch thành lập phân hiệu ở nước ngoài là do Đại học Quốc gia Seoul dự đoán trong tương lai không xa số lượng sinh viên đi học cao học sẽ giảm mạnh do dân số giảm.

Theo báo cáo 'Triển vọng Dân số Tương lai' của Cơ quan Thống kê Quốc gia, dân số trong độ tuổi đại học (18~21 tuổi) sẽ giảm 17% trong vòng 10 năm từ 2.258.000 năm 2021 xuống còn 1.874.000 vào năm 2030. Xét đến xu hướng tham gia thị trường việc làm của nhiều sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp, tình trạng thiếu sinh viên tốt nghiệp được cho là sẽ còn trầm trọng hơn. Ngay cả hiện nay, tỷ lệ học tiếp lên ở các trường cao học tại Hàn Quốc cũng đang giảm do nhưng nếu xảy ra ‘cú sốc dân số’, hoạt động của hầu hết các phòng nghiên cứu có thể sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

Đại học Quốc gia Seoul vẫn nhận sinh viên nước ngoài vào học sau đại học, nhưng có không ít ý kiến đánh giá rằng nếu chỉ sử dụng phương pháp này thì việc đảm bảo nguồn nhân lực nước ngoài xuất sắc sẽ gặp hạn chế. Một quan chức của Đại học Quốc gia Seoul cho biết, "Có nhiều trường hợp trình độ tiếp thu kiến thức bị sụt giảm khi vào cao học sau khi tốt nghiệp ở một trường đại học ở nước ngoài. Sẽ hiệu quả hơn nếu giáo dục kiến ​​thức đại học tại địa phương và sau đó học lên cao học."

Đây là lần đầu tiên Đại học Quốc gia Seoul xúc tiến việc thành lập phân hiệu cấp đại học ở nước ngoài. Trước đây, đã có yêu cầu từ Châu Phi và Mông Cổ, và một số khoa đã xúc tiến việc xây dựng chương trình giảng dạy, nhưng Đại học Quốc gia Seoul chưa bao giờ chủ động thành lập chi nhánh.

Đại học Quốc gia Seoul được cho là đã đạt được thỏa thuận đáng kể với Đại học thành phố Hồ Chí Minh tại Việt Nam về việc thành lập phân hiệu của đại học Seoul. Người ta dự đoán rằng công việc thực tế sẽ bắt đầu được chính thức thực hiện khi tân chủ tịch Đại học Quốc gia Seoul được bầu vào nửa cuối năm nay.

Nếu việc thành lập phân hiệu tại Việt Nam thành công, Đại học Quốc gia Seoul có kế hoạch sẽ theo đuổi dự án tiếp theo là tiếp tục thành lập phân hiệu liên kết với một trường đại học khác trong vòng 10 năm. Các quốc gia Đông Nam Á và Trung Á quan tâm nhiều đến Hàn Quốc do cơn sốt Hallyu được đánh giá là những ứng cử viên sáng giá.

Đại học Quốc gia Seoul cũng đang xem xét giảm số lượng sinh viên đại học trong trung và dài hạn. 'Kế hoạch phát triển trung và dài hạn' do Đại học Quốc gia Seoul chuẩn bị có nội dung "cần phải điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh và vận hành một cách linh hoạt để phản ánh những thay đổi xã hội, văn hóa cũng như nhu cầu của người tiêu dùng giáo dục". Phía đại học Seoul cũng đề xuất chuẩn bị cho kỷ nguyên giáo dục suốt đời bằng cách xóa bỏ dần các rào cản giữa các khoa/ngành học. 

Ngay cả Đại học Quốc gia Seoul, trường đại học tốt nhất ở Hàn Quốc, cũng lo lắng về việc tuyển sinh sinh viên sau đại học và việc xem xét giảm chỉ tiêu cử nhân là bằng chứng cho thấy nỗi lo của các trường đại học về tình trạng sụt giảm dân số cũng nghiêm trọng không kém. Mối lo ngại đã trở thành hiện thực ở các trường đại học địa phương và đại học tư thục. 85 (72%) trong số 118 trường đại học tư thục trên toàn quốc đã ghi nhận thâm hụt vào năm 2020. Tổng thâm hụt của 85 trường đại học này là 420 tỷ won, tăng 54% so với năm 2019 (272,7 tỷ won).

Ở khu vực nông thôn, có một số trường đại học không tuyển đủ chỉ tiêu. Điều này được hiểu rằng khoảng 10 trường đại học địa phương không đáp ứng đủ số lượng sinh viên mục tiêu cho năm học 2022. Đại học Shilla ở Busan và Đại học tỉnh Jeonnam đã giảm chỉ tiêu tuyển sinh và hợp nhất các khoa.

Nếu tình trạng này tiếp diễn, dự đoán sẽ có nhiều trường đại học đóng cửa và việc sáp nhập giữa các trường đại học trong khu vực sẽ trở nên rõ ràng hơn.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기