Kinh tế Chính trị

KDI, "Tốc độ phục hồi kinh tế của Hàn Quốc đang suy yếu…Áp lực suy thoái kinh tế gia tăng"

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)16:58 07-09-2022
Vào ngày 7, Viện Nghiên cứu Phát triển Hàn Quốc (KDI) đã đã đưa ra dự báo rằng sự phục hồi của nền kinh tế Hàn Quốc đang có dấu hiệu suy yếu, đồng thời áp lực suy thoái của nền kinh tế cũng đã gia tăng.

Đây là một đánh giá tiêu cực hơn so với tháng trước, khi cụm từ "kinh tế phục hồi ở mức vừa phải" vẫn còn được sử dụng.


 

[Ảnh=Economic Daily]


Trong báo cáo 'Xu hướng kinh tế tháng 9' được công bố vào ngày 7, KDI cho biết, "Gần đây, mặc dù ngành dịch vụ có sự cải thiện, tuy nhiên tốc độ phục hồi của nền kinh tế đang có dấu hiệu suy yếu do nhu cầu bên ngoài chậm lại. Khi tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu lan rộng, áp lực kéo giảm sự phát triển của nền kinh tế cũng đã gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất."

Đây là lần đầu tiên sau ba tháng kể từ tháng 6, KDI đề cập đến sự suy yếu trong phục hồi kinh tế. Đầu năm nay, KDI đã đề cập đến 'sự suy yếu trong phục hồi kinh tế', chỉ ra sự xấu đi của các điều kiện bên ngoài như sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và giá nguyên liệu thô tăng cao trong báo cáo 'Xu hướng kinh tế tháng 6'.

Theo báo cáo xu hướng kinh tế tháng 7 và tháng 8, KDI vẫn đánh giá là nền kinh tế đang tiếp tục phục hồi dần dần.

Theo KDI, lo ngại về sự chậm lại trong phục hồi kinh tế đã tăng lên khi xuất khẩu, động lực chính của nền kinh tế Hàn Quốc, đã cho thấy dấu hiệu chững lại.

Tháng trước, xuất khẩu chỉ tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận mức tăng trưởng thấp hơn tháng 7 (9,2%).

Đặc biệt, chất bán dẫn, vốn dẫn đầu về tăng trưởng xuất khẩu, đã giảm 7,8%, lần đầu tiên quay trở lại xu hướng giảm sau 26 tháng.

Ngoài xuất khẩu, các chỉ số cho thấy sự suy thoái trong ngành bán dẫn cũng đang xuất hiện.

Sản xuất chất bán dẫn trong tháng 7 (điều chỉnh theo mùa) giảm 3,4% so với tháng trước. Các lô hàng giảm 26,1% trong cùng kỳ.

Tỷ lệ vận hành chỉ dừng lại ở 119,5 giảm 14,3% so với đỉnh điểm tháng 4 (139,4), tỷ lệ tồn kho so với hàng xuất tăng mạnh từ 63,0% của tháng trước lên 95,7%.

KDI  cho biết "Giá xuất khẩu chất bán dẫn giảm 18,5% so với cùng tháng năm trước, cho thấy nhu cầu chất bán dẫn đang giảm đi một cách nhanh chóng. Sự suy thoái của ngành công nghiệp bán dẫn có thể đóng vai trò là một yếu tố rủi ro cho sự tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế Hàn Quốc."

Do tồn kho chất bán dẫn chồng chất, tỷ lệ tồn kho sản xuất chung trong tháng 7 đã tăng 1,3 điểm phần trăm so với tháng trước lên 125,5%, mức cao nhất trong 2 năm 2 tháng.

Do xuất khẩu sang Trung Quốc cũng giảm, cán cân thương mại với Trung Quốc lần đầu tiên ghi nhận thâm hụt kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Trung Quốc vào năm 1992.

Trong tháng 7, đầu tư vào cơ sở vật chất giảm 3,2% so với tháng trước do đầu tư vào thiết bị và máy móc vận tải giảm.

Doanh số bán lẻ lầm đầu tiên sụt giảm trong năm tháng liên tiếp kể từ khi thống kê bắt đầu được tổng hợp vào năm 1995.

Mặt khác, sản xuất ngành dịch vụ tăng 0,3%, chủ yếu ở nhóm ngành dịch vụ trực diện như lưu trú, nhà hàng (4,4%) và nghệ thuật, thể thao, giải trí (7,3%).

Thị trường việc làm cũng tiếp tục phát triển mạnh. Số người có việc làm trong tháng Bảy tăng 826.000 người so với một năm trước đó, duy trì mức tăng cao so với tháng trước (841.000 người).

Chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 5,7% vào tháng trước so với cùng kỳ năm ngoái, làm chậm tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, KDI chỉ ra rằng áp lực tăng giá vẫn tồn tại do tỷ lệ lạm phát dịch vụ cá nhân tiếp tục tăng ở mức 4,1%.

Jung Gyu-cheol, người đứng đầu văn phòng triển vọng kinh tế của KDI, cho biết "Những lo ngại thể hiện trong xu hướng kinh tế đều là những vấn đề khó có thể giải quyết trong một khoảng thời gian ngắn. Hiện các điều kiện toàn cầu đang trở nên tồi tệ hơn, chằng hạn như các biện pháp khóa cửa vẫn đang được thực hiện trở lại ở Trung Quốc."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기