Nỗi lo lạm phát tăng cao và áp lực nợ nần
Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy cứ 10 người Hàn Quốc thì 6 người có kế hoạch cắt giảm tiêu dùng trong nửa cuối năm nay do giá cả tăng vọt và gánh nặng nợ nần gia tăng.
Ngày 27, Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc (FKI) đã ủy quyền cho Mono Research, một cơ quan thăm dò dư luận, tiến hành khảo sát 1.000 người từ 18 tuổi trở lên trên khắp Hàn Quốc từ ngày 9~15/9 và nhận được kết quả 59,7% số người được hỏi cho biết họ có kế hoạch giảm chi tiêu tiêu dùng trong nửa cuối năm nay. Chi tiêu của người tiêu dùng trong nửa cuối năm dự kiến sẽ giảm trung bình 3,6% so với nửa đầu năm.
Nhìn vào phân tích thu nhập, có thể thấy rằng thu nhập càng thấp thì kế hoạch cắt giảm chi tiêu càng lớn.
Chi tiêu tiêu dùng của 20% người có thu nhập thấp nhất giảm trung bình 7,9% so với nửa đầu năm, nhưng chi tiêu tiêu dùng của 20% người cao nhất chỉ giảm 0,01%, vẫn giữ mức gần như tương tự với nửa đầu năm.
Những lý do khiến mọi người cắt giảm chi tiêu chủ yếu là do lạm phát tăng cao (46,3%), cơ hội việc làm và thu nhập không chắc chắn (11,5%), và gánh nặng trả nợ gia tăng (10,6%).
Mức tiêu thụ của các dịch vụ trực tiếp như đi lại, ăn uống (20,4%), hàng hóa lâu bền như ô tô và sản phẩm điện tử (15,0%), và quần áo và giày dép (13,7%) dự kiến sẽ giảm.
Mặt khác, chi tiêu cho hàng hóa không lâu bền như thực phẩm và đồ uống (28,4%), chi phí nhà ở như tiền thuê nhà, điện và ga (18,8%), nhu yếu phẩm hàng ngày và mỹ phẩm (11,5%) dự kiến sẽ tăng so với nửa đầu năm.
FKI ước tính mặc dù giá thực phẩm và các mặt hàng khác tăng mạnh nhưng sức tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khó giảm nên ước tính tiêu thụ trong nửa cuối năm vẫn tăng.
51,0% số người được hỏi trả lời rằng "vật giá tiếp tục tăng" là yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu dùng nửa cuối năm. Tiếp theo là tăng lãi suất (28,6%) và thu hẹp thị trường tài sản như cổ phiếu (9,6%).
53,1% số người được hỏi nói rằng họ "không đủ khả năng" chi tiêu để thực hiện kế hoạch tiêu dùng trong nửa cuối năm và 15,1% trả lời rằng họ "rất không đủ khả năng".
Trong hạng mục hỏi về thời điểm mà tiêu dùng dự kiến sẽ được kích hoạt, tỷ lệ trả lời là "cuối năm nay" không quá 4,1%.
46,8% dự đoán rằng tiêu dùng sẽ chỉ được kích hoạt trong năm tới, và tỷ lệ 'sau năm 2024' và 'không chắc chắn' lần lượt đạt 25,2% và 20,4%.
Choo Gwang-ho, người đứng đầu bộ phận kinh tế của FKI, cho biết "Sự không chắc chắn về thu nhập đang gia tăng do lo ngại về suy thoái kinh tế, nhưng chi phí sinh hoạt như thực phẩm vẫn ở mức cao và lãi suất vẫn ngày một tăng. Chúng ta nên tập trung vào ổn định giá cả và hỗ trợ đảm bảo thanh khoản của các hộ gia đình bằng cách cải cách thuế và hỗ trợ tài chính."