Dữ liệu gần đây của một báo cáo cho thấy độ tuổi trung bình của lực lượng lao động tại Hàn Quốc sẽ sớm vượt qua cột mốc 50 tuổi, đạt 53,7 vào năm 2050 do quốc gia này liên tục phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số và tỷ lệ sinh thấp.
Trong báo cáo 'Phân bố độ tuổi và tình trạng già hóa của những người có việc làm theo từng ngành và ý nghĩa của chúng' của Viện nghiên cứu Sáng kiến Tăng trưởng Bền vững (SGI) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (Korcham), dữ liệu đã chỉ ra rằng độ tuổi trung bình của lực lượng lao động ở Hàn Quốc năm 2022 là khoảng 46,8 tuổi. Báo cáo cũng đưa ra dự báo rằng độ tuổi trung bình sẽ vượt quá 50 vào những năm 2030 và đạt 53,7 vào năm 2050 với giả định rằng tỷ lệ việc làm hiện tại theo giới tính và độ tuổi sẽ được duy trì dựa trên dự báo dân số trong tương lai của Cục Thống kê Quốc gia.
Con số này cao hơn khoảng 10 tuổi so với độ tuổi trung bình của lực lượng lao động ở các nước OECD vào năm 2050 (43,8).
Ngoài ra, xem xét xu hướng gần đây về tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế cao hơn ở người cao tuổi và tỷ lệ sinh thấp ngày càng trầm trọng, tốc độ già hóa của lực lượng lao động có thể nhanh hơn dự kiến, Korcham phân tích.
Năm ngóai, xét theo nhóm ngành, tỷ lệ những người từ 50 tuổi trở lên làm việc trong các ngành được coi là công nghệ thấp như may mặc (59,8%), da giày (59,6%), gỗ xẻ (57,3%) và dệt may (52,6%) đều đã quá bán (hơn 50%).
Trong ngành dịch vụ, tỷ lệ người lao động trên 50 tuổi nhiều nhất là ở các ngành có giá trị gia tăng thấp chẳng hạn như bất động sản (67,8%) và hỗ trợ doanh nghiệp (57,1%).
Ngược lại, tỷ lệ người cao tuổi làm việc trong lĩnh vực y tế (15,7%), thông tin và truyền thông (16,8%), thiết bị điện tử/máy tính/truyền thông (18,2%), khoa học và công nghệ (23,8%) tương đối thấp.
Xét theo khu vực, phần lớn những người lao động lớn tuổi đang tập trung ở Jeonnam (58,7%), Gyeongbuk (55,2%), Jeonbuk (53,9%) và Gyeongnam (51,7%) với tỷ lệ người lao động trên 50 tuổi đều vượt quá 50%.
Mặt khác, tỷ lệ này ở khu vực đô thị như Seoul (38,5%), Incheon (42,6%), Gyeonggi (41,7%), Daejeon (41,4%) và Sejong (34,5%) vẫn còn tương đối thấp.
Tuy nhiên, đáng lưu ý là khu vực đô thị (ngoại trừ thủ đô Seoul) và khu vực Daejeon và Sejong đang ghi nhận tỷ lệ người lao động lớn tuổi tăng nhanh hơn 10 điểm phần trăm trong 10 năm qua.
Korcham chỉ ra rằng để giải quyết vấn đề lực lượng lao động ngày càng già hóa, cần thực hiện các biện pháp như tối ưu hóa chính sách sinh đẻ, nâng cao năng suất của người lớn tuổi, cải thiện hệ thống tiền lương, cải thiện cung cầu nhân lực, thúc đẩy các ngành công nghiệp chiến lược trong tương lai được chuyên môn hóa theo đặc trưng của từng địa phương.
Korcham cho biết: "Khi mô hình kinh tế và công nghiệp chuyển sang các tài sản vô hình như R&D và phần mềm, việc cung cấp các ý tưởng sáng tạo từ các tài năng công nghệ trẻ đang trở nên rất quan trọng đối với tăng trưởng bền vững. Đồng thời, trong bối cảnh sự thay đổi công nghệ diễn ra nhanh chóng, đặc biệt với những ngành mà sự cạnh tranh giữa các quốc gia diễn ra gay gắt thì việc sụt giảm nguồn cung lao động trẻ, chất lượng cao có thể tác động tiêu cực đến việc nâng cao năng suất chung của quốc gia".
Mặt khác, Hàn Quốc đang trải qua hiện tượng già hóa đáng kể, với khoảng 30% dân số dự kiến sẽ trên 75 tuổi vào năm 2073. Xu hướng già hóa đang gia tăng do tỷ lệ sinh thấp kỷ lục, giảm xuống còn 0,81 trẻ sơ sinh trên mỗi cặp vợ chồng trong quý I/2023.
Con số này cao hơn khoảng 10 tuổi so với độ tuổi trung bình của lực lượng lao động ở các nước OECD vào năm 2050 (43,8).
Ngoài ra, xem xét xu hướng gần đây về tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế cao hơn ở người cao tuổi và tỷ lệ sinh thấp ngày càng trầm trọng, tốc độ già hóa của lực lượng lao động có thể nhanh hơn dự kiến, Korcham phân tích.
Năm ngóai, xét theo nhóm ngành, tỷ lệ những người từ 50 tuổi trở lên làm việc trong các ngành được coi là công nghệ thấp như may mặc (59,8%), da giày (59,6%), gỗ xẻ (57,3%) và dệt may (52,6%) đều đã quá bán (hơn 50%).
Trong ngành dịch vụ, tỷ lệ người lao động trên 50 tuổi nhiều nhất là ở các ngành có giá trị gia tăng thấp chẳng hạn như bất động sản (67,8%) và hỗ trợ doanh nghiệp (57,1%).
Ngược lại, tỷ lệ người cao tuổi làm việc trong lĩnh vực y tế (15,7%), thông tin và truyền thông (16,8%), thiết bị điện tử/máy tính/truyền thông (18,2%), khoa học và công nghệ (23,8%) tương đối thấp.
Xét theo khu vực, phần lớn những người lao động lớn tuổi đang tập trung ở Jeonnam (58,7%), Gyeongbuk (55,2%), Jeonbuk (53,9%) và Gyeongnam (51,7%) với tỷ lệ người lao động trên 50 tuổi đều vượt quá 50%.
Mặt khác, tỷ lệ này ở khu vực đô thị như Seoul (38,5%), Incheon (42,6%), Gyeonggi (41,7%), Daejeon (41,4%) và Sejong (34,5%) vẫn còn tương đối thấp.
Tuy nhiên, đáng lưu ý là khu vực đô thị (ngoại trừ thủ đô Seoul) và khu vực Daejeon và Sejong đang ghi nhận tỷ lệ người lao động lớn tuổi tăng nhanh hơn 10 điểm phần trăm trong 10 năm qua.
Korcham cho biết: "Khi mô hình kinh tế và công nghiệp chuyển sang các tài sản vô hình như R&D và phần mềm, việc cung cấp các ý tưởng sáng tạo từ các tài năng công nghệ trẻ đang trở nên rất quan trọng đối với tăng trưởng bền vững. Đồng thời, trong bối cảnh sự thay đổi công nghệ diễn ra nhanh chóng, đặc biệt với những ngành mà sự cạnh tranh giữa các quốc gia diễn ra gay gắt thì việc sụt giảm nguồn cung lao động trẻ, chất lượng cao có thể tác động tiêu cực đến việc nâng cao năng suất chung của quốc gia".
Mặt khác, Hàn Quốc đang trải qua hiện tượng già hóa đáng kể, với khoảng 30% dân số dự kiến sẽ trên 75 tuổi vào năm 2073. Xu hướng già hóa đang gia tăng do tỷ lệ sinh thấp kỷ lục, giảm xuống còn 0,81 trẻ sơ sinh trên mỗi cặp vợ chồng trong quý I/2023.