Với số lượng bằng sáng chế và quy mô đầu tư công cho AI tương đối lớn Hàn Quốc đã được xếp ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng 'Chỉ số AI toàn cầu (The Global AI Index)' của Tortus Intelligence, một tổ chức phân tích dữ liệu của Anh.
Dựa trên kết quả 'Chỉ số AI toàn cầu' của Tortoise Intelligence, vào ngày 12 Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) đã công bố những điểm cần cải thiện và bổ sung trong ngành AI của quốc gia.
Theo FKI, Hàn Quốc đạt 40,3 điểm trong 'Chỉ số AI toàn cầu' năm nay, đứng thứ 6 trong tổng số 62 quốc gia được khảo sát. Có thể thấy khoảng cách giữa Hàn Quốc với Mỹ (100 điểm) quốc gia đứng ở vị trí đầu tiên và Trung Quốc (61,5 điểm) quốc gia đứng ở vị trí thứ hai là tương đối lớn. 3 quốc gia khác đứng trên Hà Quốc lần lượt là Singapore (49,7 điểm), Vương quốc Anh (41,8 điểm) và Canada (40,3 điểm).
Bảng xếp hạng năm nay được đánh giá qua 7 hạng mục bao gồm nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, môi trường hoạt động, trình độ nghiên cứu, bằng sáng chế (phát triển), chính sách (chiến lược của chính phủ) và đầu tư tư nhân.
Hàn Quốc lần lượt xếp thứ 3 và thứ 6 về hạng mục bằng sáng chế và chính sách.
Cụ thể Hàn Quốc là quốc gia có số lượng bằng sáng chế liên quan đến AI lớn nhất chỉ sau Mỹ và Trung Quốc, đồng thời được đánh giá có quy mô đầu tư công lớn cho AI và có nhiều chính sách tốt về đầu tư bền vững.
Các lĩnh vực như môi trường hoạt động, trình độ nghiên cứu, nguồn nhân lực đã được cải thiện so với trước đây nhưng vẫn còn cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.
Khi nói đến môi trường hoạt động xung quanh các quy định của ngành AI, Hàn Quốc vốn xếp thứ 30 vào năm 2019, nhưng năm nay đã nhảy vọt lên vị trí thứ 11 trong, nhờ các điều kiện cho phép các công ty sử dụng thông tin cá nhân.
Trong lĩnh vực cấp độ nghiên cứu, biểu thị quy mô của các ấn phẩm liên quan đến AI và nghiên cứu phát triển (R&D), tỷ lệ đầu tư cho R&D của Hàn Quốc so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao nhưng hiệu quả đầu ra của các ấn phẩm vẫn còn thấy nếu so với số tiền đã sử dụng.
Trong lĩnh vực nhân lực, Hàn Quốc có số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp các ngành liên quan đến AI, nhưng vẫn bị đánh giá là thiếu nhân lực thực địa.
Hàn Quốc lần lượt xếp thứ 9 và thứ 8 về số lượng sinh viên tốt nghiệp các ngành STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) và CNTT. Tuy nhiên, nhân sự thực tế tại hiện trường như nhà khoa học dữ liệu và kỹ sư còn tương đối thiếu.
FKI đề nghị chính phủ nên bổ sung nguồn nhân lực hiện đang thiếu bằng cách tích cực tuyển dụng nhân tài chất lượng cao ở nước ngoài thông qua việc nới lỏng các quy định về thị thực, đồng thời cũng cần nuôi dưỡng các nhân tài trong nước.
Lĩnh vực được đánh giá thấp nhất là đầu tư tư nhân, xếp ở vị trí thứ 18.
Hàn Quốc tụt xa so với các quốc gia hàng đầu cả về số lượng công ty liên quan đến AI và quy mô đầu tư. Số lượng công ty niêm yết liên quan đến AI của Hàn Quốc chỉ là 6, ít hơn nhiều so với Mỹ (172) và Trung Quốc (161), cũng như Nhật Bản (26) và Đài Loan (9).
Khối lượng đầu tư tư nhân tích lũy từ năm 2013~2022 tại Hàn Quốc là 5,57 tỷ USD, kém xa so với Mỹ (248,9 tỷ USD), Trung Quốc (95,11 tỷ USD), Vương quốc Anh (18,24 tỷ USD) và Israel (10,83 tỷ USD).
Choo Kyung-ho, giám đốc FKI cho biết: "Ngành công nghiệp AI có tác động lan tỏa lớn đến các ngành khác như ngành sản xuất và dịch vụ, vì vậy năng lực cạnh tranh quốc gia trong ngành AI cần phải được sớm cải thiện. Chúng ta cần khôi phục đầu tư tư nhân thông qua việc nới lỏng các quy định của Đạo luật bảo vệ thông tin cá nhân và Đạo luật thông tin tín dụng".
Theo FKI, Hàn Quốc đạt 40,3 điểm trong 'Chỉ số AI toàn cầu' năm nay, đứng thứ 6 trong tổng số 62 quốc gia được khảo sát. Có thể thấy khoảng cách giữa Hàn Quốc với Mỹ (100 điểm) quốc gia đứng ở vị trí đầu tiên và Trung Quốc (61,5 điểm) quốc gia đứng ở vị trí thứ hai là tương đối lớn. 3 quốc gia khác đứng trên Hà Quốc lần lượt là Singapore (49,7 điểm), Vương quốc Anh (41,8 điểm) và Canada (40,3 điểm).
Bảng xếp hạng năm nay được đánh giá qua 7 hạng mục bao gồm nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, môi trường hoạt động, trình độ nghiên cứu, bằng sáng chế (phát triển), chính sách (chiến lược của chính phủ) và đầu tư tư nhân.
Hàn Quốc lần lượt xếp thứ 3 và thứ 6 về hạng mục bằng sáng chế và chính sách.
Cụ thể Hàn Quốc là quốc gia có số lượng bằng sáng chế liên quan đến AI lớn nhất chỉ sau Mỹ và Trung Quốc, đồng thời được đánh giá có quy mô đầu tư công lớn cho AI và có nhiều chính sách tốt về đầu tư bền vững.
Các lĩnh vực như môi trường hoạt động, trình độ nghiên cứu, nguồn nhân lực đã được cải thiện so với trước đây nhưng vẫn còn cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.
Khi nói đến môi trường hoạt động xung quanh các quy định của ngành AI, Hàn Quốc vốn xếp thứ 30 vào năm 2019, nhưng năm nay đã nhảy vọt lên vị trí thứ 11 trong, nhờ các điều kiện cho phép các công ty sử dụng thông tin cá nhân.
Trong lĩnh vực cấp độ nghiên cứu, biểu thị quy mô của các ấn phẩm liên quan đến AI và nghiên cứu phát triển (R&D), tỷ lệ đầu tư cho R&D của Hàn Quốc so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao nhưng hiệu quả đầu ra của các ấn phẩm vẫn còn thấy nếu so với số tiền đã sử dụng.
Trong lĩnh vực nhân lực, Hàn Quốc có số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp các ngành liên quan đến AI, nhưng vẫn bị đánh giá là thiếu nhân lực thực địa.
Hàn Quốc lần lượt xếp thứ 9 và thứ 8 về số lượng sinh viên tốt nghiệp các ngành STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) và CNTT. Tuy nhiên, nhân sự thực tế tại hiện trường như nhà khoa học dữ liệu và kỹ sư còn tương đối thiếu.
FKI đề nghị chính phủ nên bổ sung nguồn nhân lực hiện đang thiếu bằng cách tích cực tuyển dụng nhân tài chất lượng cao ở nước ngoài thông qua việc nới lỏng các quy định về thị thực, đồng thời cũng cần nuôi dưỡng các nhân tài trong nước.
Lĩnh vực được đánh giá thấp nhất là đầu tư tư nhân, xếp ở vị trí thứ 18.
Hàn Quốc tụt xa so với các quốc gia hàng đầu cả về số lượng công ty liên quan đến AI và quy mô đầu tư. Số lượng công ty niêm yết liên quan đến AI của Hàn Quốc chỉ là 6, ít hơn nhiều so với Mỹ (172) và Trung Quốc (161), cũng như Nhật Bản (26) và Đài Loan (9).
Khối lượng đầu tư tư nhân tích lũy từ năm 2013~2022 tại Hàn Quốc là 5,57 tỷ USD, kém xa so với Mỹ (248,9 tỷ USD), Trung Quốc (95,11 tỷ USD), Vương quốc Anh (18,24 tỷ USD) và Israel (10,83 tỷ USD).
Choo Kyung-ho, giám đốc FKI cho biết: "Ngành công nghiệp AI có tác động lan tỏa lớn đến các ngành khác như ngành sản xuất và dịch vụ, vì vậy năng lực cạnh tranh quốc gia trong ngành AI cần phải được sớm cải thiện. Chúng ta cần khôi phục đầu tư tư nhân thông qua việc nới lỏng các quy định của Đạo luật bảo vệ thông tin cá nhân và Đạo luật thông tin tín dụng".