Lợi nhuận hoạt động quý III/2023 của Hyundai Motor, nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba thế giới, đã tăng 184,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Hyundai Motor đạt được lợi nhuận hoạt động vượt trội nhờ vào doanh số bán xe ô tô cao cấp chẳng hạn như các mẫu xe Genesis hoặc SUV sang trọng.
Theo Cơ quan Giám sát Tài chính của Hàn Quốc vào ngày 31, Hyundai Motor đã đạt lợi nhuận hoạt động là 3.095 tỷ won (khoảng 2,28 tỷ USD) trong quý III/2023, tăng 184,2% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, Hyundai Motor đã thu được lợi nhuận 3,78 triệu won cho mỗi chiếc xe. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động là 9,4%.
Lý do Hyundai Motor đạt được lợi nhuận hoạt động cao kỷ lục là do doanh số bán các loại xe có giá trị cao như sedan và xe thể thao đa dụng (SUV) từ thương hiệu Genesis hạng sang của Hyundai cũng như các mẫu SUV và xe dã ngoại (recreational vehicle·RV) đắt tiền của Hyundai Motor đều tăng.
Các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng trong quý III/2023, lợi nhuận hoạt động tổng hợp của Hyundai Motor và công ty anh em Kia sẽ đạt khoảng 25 nghìn tỷ won.
Một quan chức trong ngành cho biết: "Gần đây, khi giá ô tô trong nước tăng và chi phí SG&A (Selling, General & Administrative Expense: chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí hành chính) giảm, lợi nhuận hoạt động trên mỗi chiếc đã tăng lên, đây có thể coi là một dấu hiệu tích cực. Hành vi nghiêng về các phương tiện có giá trị cao như SUV và RV của khách hàng sẽ còn trở nên mạnh mẽ hơn trong tương lai".
Theo dữ liệu do Mark Lines, một công ty phân tích dữ liệu ngành công nghiệp ô tô công bố, xu hướng tiêu dùng trên thị trường ô tô toàn cầu đã thay đổi trong đại dịch COVID-19. Năm 2018, 41,9% ô tô bán ra trên toàn thế giới là sedan trong khi 31,5% là SUV hoặc RV. Vào năm 2022, 40,8% là xe SUV và RV trong khi 35,2% là xe sedan.
Xu hướng tương tự cũng được chứng kiến ở Hàn Quốc. 189.396 mẫu SUV đã được đăng ký trong quý I/2023, tăng 13% so với 167.596 của cùng kỳ năm ngoái. Xe SUV cũng rất phổ biến trên thị trường xe cũ đã qua sử dụng. Cụ thể đã có 127.658 chiếc SUV đã qua sử dụng được giao dịch trong quý I/2022, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo McKinsey & Company, một công ty tư vấn quản lý toàn cầu, nhiều người tiêu dùng thích SUV hơn sedan vì các yếu tố như "cảm nhận về sự an toàn, tiện lợi, kiểu dáng và tính ứng dụng".
Lý do Hyundai Motor đạt được lợi nhuận hoạt động cao kỷ lục là do doanh số bán các loại xe có giá trị cao như sedan và xe thể thao đa dụng (SUV) từ thương hiệu Genesis hạng sang của Hyundai cũng như các mẫu SUV và xe dã ngoại (recreational vehicle·RV) đắt tiền của Hyundai Motor đều tăng.
Các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng trong quý III/2023, lợi nhuận hoạt động tổng hợp của Hyundai Motor và công ty anh em Kia sẽ đạt khoảng 25 nghìn tỷ won.
Một quan chức trong ngành cho biết: "Gần đây, khi giá ô tô trong nước tăng và chi phí SG&A (Selling, General & Administrative Expense: chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí hành chính) giảm, lợi nhuận hoạt động trên mỗi chiếc đã tăng lên, đây có thể coi là một dấu hiệu tích cực. Hành vi nghiêng về các phương tiện có giá trị cao như SUV và RV của khách hàng sẽ còn trở nên mạnh mẽ hơn trong tương lai".
Theo dữ liệu do Mark Lines, một công ty phân tích dữ liệu ngành công nghiệp ô tô công bố, xu hướng tiêu dùng trên thị trường ô tô toàn cầu đã thay đổi trong đại dịch COVID-19. Năm 2018, 41,9% ô tô bán ra trên toàn thế giới là sedan trong khi 31,5% là SUV hoặc RV. Vào năm 2022, 40,8% là xe SUV và RV trong khi 35,2% là xe sedan.
Xu hướng tương tự cũng được chứng kiến ở Hàn Quốc. 189.396 mẫu SUV đã được đăng ký trong quý I/2023, tăng 13% so với 167.596 của cùng kỳ năm ngoái. Xe SUV cũng rất phổ biến trên thị trường xe cũ đã qua sử dụng. Cụ thể đã có 127.658 chiếc SUV đã qua sử dụng được giao dịch trong quý I/2022, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo McKinsey & Company, một công ty tư vấn quản lý toàn cầu, nhiều người tiêu dùng thích SUV hơn sedan vì các yếu tố như "cảm nhận về sự an toàn, tiện lợi, kiểu dáng và tính ứng dụng".