Tại Hàn Quốc, mùa đông là thời điểm số lượng các đơn giao đồ ăn tăng cao do tâm lý người dân ngại ra đường vì thời tiết quá lạnh. Thế nhưng hiện tại các nhà hàng nhỏ trong ngõ đang vô cùng buồn rầu vì số lượng đơn đặt hàng ít hơn hẳn mọi năm. Điều này là do những khách hàng trẻ tuổi, đối tượng sử dụng chính của các ứng dụng giao hàng, đang cắt giảm các khoản chi tiêu không thiết yếu và thắt lưng buộc bụng do xu hướng lạm phát cao kéo dài.
Cô Ha (55 tuổi), chủ một cửa hàng bán đồ ăn nhanh nhỏ ở Unam-dong, chia sẻ số lượng đơn đặt hàng đã giảm đáng kể kể từ mùa thu năm nay. "Doanh thu trước đây có ngày vượt quá 300.000 won thì hiện tại có ngày thậm chí tôi còn không bán được 200.000 won. Sau mùa hè nóng bức và những ngày nghỉ lễ kéo dài, doanh số bán hàng ngày một giảm một cách nhanh chóng".
Trên thực tế, số lượng người dùng trong toàn bộ ngành giao hàng đã giảm đáng kể.
Theo khảo sát của nền tảng dữ liệu lớn Mobile Index, số lượng người dùng của Baemin, ứng dụng có số lượng người dùng lớn nhất trong số các ứng dụng giao đồ ăn, tiếp tục giảm trong ba tháng liên tiếp và tụt xuống dưới 19 triệu người vào tháng 11; đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021.
Yogiyo, ứng dụng lớn thứ hai trong ngành, trong hơn 2 năm cũng đã chứng kiến số lượng người dùng giảm một nửa xuống còn 5,7 triệu người.
Sau khi giảm xuống dưới 3 triệu vào tháng 3 năm ngoái, số lượng người dùng của Coupang Eats đã tăng lại lên 4,6 triệu sau khi ứng dụng này tung ra dịch vụ đăng ký thành viên. Tuy nhiên con số này vẫn mới chỉ bằng 65% so với số người dùng cao nhất (7,02 triệu người) vào tháng 12/2021.
Việc đình trệ trong sử dụng ứng dụng giao đồ ăn của giới trẻ, vốn là đối tượng tiêu dùng chính của thực phẩm giao hàng, là do ảnh hưởng bởi lạm phát cao khiến nhóm khách hàng này bắt đầu cắt giảm các chi phí không cần thiết như mua sắm quần áo, đặt đồ ăn bên ngoài.
Có thể thấy, trong tất cả các nhóm tuổi, những người trẻ có tiềm lực kinh tế tương đối yếu có xu hướng giảm tiêu dùng không cần thiết trong thời kỳ lạm phát cao.
Trên thực tế, trong quý 3 năm nay, trái ngược với mức tăng (20,4%p) chi phí lãi vay trung bình hàng tháng của hộ gia đình, chi tiêu cho quần áo và giày dép lại giảm 11,6%p. Đây là lần đầu tiên kể từ khi số liệu thống kê về xu hướng hộ gia đình bao gồm các hộ gia đình độc thân được tổng hợp vào năm 2006, chi phí lãi vay của các hộ gia đình đã vượt quá chi tiêu của họ cho quần áo và giày dép.
Tình hình lạm phát cao vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt khiến nỗi lo của những người tự kinh doanh nhỉ lẻ tại Hàn Quốc lại càng sâu sắc hơn.
Chủ một nhà hàng ở Jungheung-dong cho biết: "Trong khi tất cả giá cả, bao gồm cả hóa đơn tiện ích và giá thiết bị gia dụng, đều tăng thì doanh số bán hàng vẫn tiếp tục giảm do lạm phát. Chúng tôi đang cố gắng tìm cách cải thiện tình hình chẳng hạn như giảm chi phí lao động".
Trên thực tế, số lượng người dùng trong toàn bộ ngành giao hàng đã giảm đáng kể.
Theo khảo sát của nền tảng dữ liệu lớn Mobile Index, số lượng người dùng của Baemin, ứng dụng có số lượng người dùng lớn nhất trong số các ứng dụng giao đồ ăn, tiếp tục giảm trong ba tháng liên tiếp và tụt xuống dưới 19 triệu người vào tháng 11; đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021.
Yogiyo, ứng dụng lớn thứ hai trong ngành, trong hơn 2 năm cũng đã chứng kiến số lượng người dùng giảm một nửa xuống còn 5,7 triệu người.
Sau khi giảm xuống dưới 3 triệu vào tháng 3 năm ngoái, số lượng người dùng của Coupang Eats đã tăng lại lên 4,6 triệu sau khi ứng dụng này tung ra dịch vụ đăng ký thành viên. Tuy nhiên con số này vẫn mới chỉ bằng 65% so với số người dùng cao nhất (7,02 triệu người) vào tháng 12/2021.
Việc đình trệ trong sử dụng ứng dụng giao đồ ăn của giới trẻ, vốn là đối tượng tiêu dùng chính của thực phẩm giao hàng, là do ảnh hưởng bởi lạm phát cao khiến nhóm khách hàng này bắt đầu cắt giảm các chi phí không cần thiết như mua sắm quần áo, đặt đồ ăn bên ngoài.
Có thể thấy, trong tất cả các nhóm tuổi, những người trẻ có tiềm lực kinh tế tương đối yếu có xu hướng giảm tiêu dùng không cần thiết trong thời kỳ lạm phát cao.
Trên thực tế, trong quý 3 năm nay, trái ngược với mức tăng (20,4%p) chi phí lãi vay trung bình hàng tháng của hộ gia đình, chi tiêu cho quần áo và giày dép lại giảm 11,6%p. Đây là lần đầu tiên kể từ khi số liệu thống kê về xu hướng hộ gia đình bao gồm các hộ gia đình độc thân được tổng hợp vào năm 2006, chi phí lãi vay của các hộ gia đình đã vượt quá chi tiêu của họ cho quần áo và giày dép.
Tình hình lạm phát cao vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt khiến nỗi lo của những người tự kinh doanh nhỉ lẻ tại Hàn Quốc lại càng sâu sắc hơn.
Chủ một nhà hàng ở Jungheung-dong cho biết: "Trong khi tất cả giá cả, bao gồm cả hóa đơn tiện ích và giá thiết bị gia dụng, đều tăng thì doanh số bán hàng vẫn tiếp tục giảm do lạm phát. Chúng tôi đang cố gắng tìm cách cải thiện tình hình chẳng hạn như giảm chi phí lao động".