Một trong những từ khóa trong ngành phân phối năm ngoái là ‘endemic’ (bệnh truyền nhiễm đặc hữu). Kể từ khi tuyên bố Covid-19 được coi như bệnh đặc hữu, người dân đã thoát ra khỏi những quy định hạn chế trong tụ tập, di chuyển và quay trở lại cuộc sống thường ngày. Đương nhiên, ngành du lịch theo đó cũng mở rộng. Nếu 2021~2022 là năm ‘mua sắm trả thù’ thì không quá lời khi nói năm 2023 là năm ‘du lịch trả thù’ của người Hàn Quốc. Điều này cũng được thể hiện tương đối rõ nét thông qua lượng giao dịch liên quan đến ngành phân phối.
Theo công ty thương mại điện tử Tmon (Hàn Quốc) vào ngày 8, khối lượng giao dịch danh mục du lịch nước ngoài năm 2023 đã phục hồi bằng 92% so với năm 2019, trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Đây là sự phục hồi vô cùng đáng chú ý khi lượng giao dịch du lịch nước ngoài vào năm 2022 chỉ bằng một nửa so với năm 2019.
Tại Gmarket, giao dịch du lịch nước ngoài năm ngoái đã phục hồi bằng 80% mức trước đại dịch.
Trong trường hợp của WeMakePrice, tổng số tiền giao dịch trong lĩnh vực du lịch năm ngoái đã tăng 90% so với năm trước đó.
Các chuyên gia phân tích rằng nhu cầu đi lại bị dồn nén trong thời kỳ đại dịch đã bùng nổ trong năm 2023 từ đó dẫn đến tốc độ phục hồi tăng nhanh hơn rất nhiều so với dự kiến.
Công ty mua sắm truyền hình tại nhà GS Shop đã chọn du lịch là sản phẩm đình đám nhất năm ngoái và đưa ra phân tích: "Giá cả tăng cao khiến mọi người chọn cách thắt lưng buộc bụng bằng cách giảm đi ăn ngoài, tuy nhiên điều này không áp dụng với du lịch".
Từ tháng 1~11/2023, số lượng đặt mua sản phẩm du lịch (tư vấn đặt chỗ) tại GS Shop tăng 87% so với cùng kỳ năm 2022, ghi nhận mức phục hồi bằng 80% so với năm 2019.
Theo địa điểm du lịch, nhu cầu về các điểm du lịch có khoảng cách tương đối ngắn, chẳng hạn như Nhật Bản và Đông Nam Á, là nổi bật nhất.
Trong trường hợp sản phẩm tour trọn gói Nhật Bản do Tmon bán, lượng giao dịch tính đến quý IV/2023 đã tăng hơn 10 lần so với năm 2019, đạt mức bùng nổ tốt nhất trong lịch sử. Hiện tượng đồng yên thấp cũng góp phần làm giảm đáng kể chi phí đi lại.
Bên cạnh du lịch nước ngoài, sự gia tăng bùng nổ của du lịch nội địa Hàn Quốc cũng rất đáng chú ý.
Năm ngoái, lượng giao dịch du lịch nội địa của Tmon tăng 31% so với năm 2019. Du lịch Jeju cũng tăng 98%.
Ngành phân phối dự đoán xu hướng du lịch trả thù này sẽ tiếp tục trong năm nay. Tin tức về việc giảm phụ phí nhiên liệu quốc tế sẽ được áp dụng bắt đầu từ tháng này do giá dầu quốc tế giảm cũng góp phần củng cố cho nhận định này.
Khi bước vào năm thứ hai sau đại dịch, có thể nhận thấy sự thay đổi trong mô hình du lịch nước ngoài đó là chuyển từ du lịch khoảng cách ngắn sang các chuyến du lịch có khoảng cách trung bình và dài.
Nhìn vào bảng xếp hạng đặt chỗ chuyến bay nước ngoài dựa trên các chuyến khởi hành vào tháng 2/2024 do Tmon tổng hợp, các địa điểm như Hawaii, Sydney, Australia cùng với các thành phố lớn ở châu Âu, dường như đang có đà tăng trưởng rất nhanh khi cùng nhau lọt top 15.
Theo đó, ngành phân phối tin rằng thị trường lữ hành và du lịch sẽ đi đúng hướng trong năm nay và đang tiếp tục củng cố đáng kể lĩnh vực kinh doanh du lịch của mình.
Tại Gmarket, giao dịch du lịch nước ngoài năm ngoái đã phục hồi bằng 80% mức trước đại dịch.
Trong trường hợp của WeMakePrice, tổng số tiền giao dịch trong lĩnh vực du lịch năm ngoái đã tăng 90% so với năm trước đó.
Các chuyên gia phân tích rằng nhu cầu đi lại bị dồn nén trong thời kỳ đại dịch đã bùng nổ trong năm 2023 từ đó dẫn đến tốc độ phục hồi tăng nhanh hơn rất nhiều so với dự kiến.
Công ty mua sắm truyền hình tại nhà GS Shop đã chọn du lịch là sản phẩm đình đám nhất năm ngoái và đưa ra phân tích: "Giá cả tăng cao khiến mọi người chọn cách thắt lưng buộc bụng bằng cách giảm đi ăn ngoài, tuy nhiên điều này không áp dụng với du lịch".
Từ tháng 1~11/2023, số lượng đặt mua sản phẩm du lịch (tư vấn đặt chỗ) tại GS Shop tăng 87% so với cùng kỳ năm 2022, ghi nhận mức phục hồi bằng 80% so với năm 2019.
Theo địa điểm du lịch, nhu cầu về các điểm du lịch có khoảng cách tương đối ngắn, chẳng hạn như Nhật Bản và Đông Nam Á, là nổi bật nhất.
Trong trường hợp sản phẩm tour trọn gói Nhật Bản do Tmon bán, lượng giao dịch tính đến quý IV/2023 đã tăng hơn 10 lần so với năm 2019, đạt mức bùng nổ tốt nhất trong lịch sử. Hiện tượng đồng yên thấp cũng góp phần làm giảm đáng kể chi phí đi lại.
Bên cạnh du lịch nước ngoài, sự gia tăng bùng nổ của du lịch nội địa Hàn Quốc cũng rất đáng chú ý.
Năm ngoái, lượng giao dịch du lịch nội địa của Tmon tăng 31% so với năm 2019. Du lịch Jeju cũng tăng 98%.
Ngành phân phối dự đoán xu hướng du lịch trả thù này sẽ tiếp tục trong năm nay. Tin tức về việc giảm phụ phí nhiên liệu quốc tế sẽ được áp dụng bắt đầu từ tháng này do giá dầu quốc tế giảm cũng góp phần củng cố cho nhận định này.
Khi bước vào năm thứ hai sau đại dịch, có thể nhận thấy sự thay đổi trong mô hình du lịch nước ngoài đó là chuyển từ du lịch khoảng cách ngắn sang các chuyến du lịch có khoảng cách trung bình và dài.
Nhìn vào bảng xếp hạng đặt chỗ chuyến bay nước ngoài dựa trên các chuyến khởi hành vào tháng 2/2024 do Tmon tổng hợp, các địa điểm như Hawaii, Sydney, Australia cùng với các thành phố lớn ở châu Âu, dường như đang có đà tăng trưởng rất nhanh khi cùng nhau lọt top 15.
Theo đó, ngành phân phối tin rằng thị trường lữ hành và du lịch sẽ đi đúng hướng trong năm nay và đang tiếp tục củng cố đáng kể lĩnh vực kinh doanh du lịch của mình.