Theo Cục Thống kê Quốc gia Hàn Quốc vào ngày 13, giao dịch thực phẩm thông qua mua sắm trực tuyến năm 2023 tại Hàn Quốc lần đầu tiên trong lịch sử vượt 40 nghìn tỷ won, ghi nhận ở mức 40.681,2 tỷ won (khoảng 30,6 tỷ USD).
Ngay cả trước đại dịch Covid-19 thì mọi người vẫn ưa thích các cửa hàng ngoại tuyến nơi có thể xem xét và mua thực phẩm trực tiếp, đặc biệt là trong trường hợp các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và hải sản nơi độ tươi ngon là yếu tố vô cùng quan trọng.
Vì lý do này, ngay cả khi các trung tâm mua sắm trực tuyến đang phát triển nhanh chóng, người tiêu dùng Hàn Quốc vẫn lựa chọn mua thực phẩm tươi sống ngoại tuyến, nhưng sau ba năm xảy dịch Covid-19 xảy ra khiến cuộc sống hàng ngày bị đình trệ, những mô hình tiêu dùng này cũng dần thay đổi.
Do người dân ưa thích giao dịch không trực tiếp hơn là đến những nơi đông người để tránh nguy cơ lây nhiễm nên việc sử dụng hình thức mua thực phẩm trực tuyến cũng tăng lên một cách tự nhiên.
Kết quả là, các giao dịch thực phẩm trực tuyến vốn đạt 17 nghìn tỷ won vào năm 2019 trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, đã tăng đều đặn khonagr 5 nghìn tỷ won/năm trong 4 năm qua.
Cụ thể, giao dịch thực phẩm trực tuyến ghi nhận mức 25,3 nghìn tỷ won năm 2020, sau đó đã vượt mốc 30 nghìn tỷ won vào năm 2021 đạt 31,2 nghìn tỷ won, tiếp tục tăng lên 36,1 nghìn tỷ won vào năm 2022 và vượt mốc 40 nghìn tỷ won vào năm ngoái (2023).
Khối lượng giao dịch của đồ uống và thực phẩm, bao gồm các sản phẩm công nghiệp như cà phê, đồ uống và dầu ăn, cũng như kim chi và nước sốt, đã tăng từ 13,4 nghìn tỷ won vào năm 2019 lên 29,8 nghìn tỷ won (khoảng22,4 tỷ USD) vào năm 2023.
Trong cùng thời kỳ, khối lượng giao dịch của nông sản, gia súc và hải sản tươi sống, bao gồm thịt, cá, rau và trái cây, đã tăng từ 3,7 nghìn tỷ won lên 10,8 nghìn tỷ won (khoảng 8,11 tỷ USD).
Đặc biệt, 75% tổng số giao dịch mua thực phẩm trực tuyến được đặt thông qua thiết bị di động.
Xu hướng này cũng được thể hiện rõ ràng trong phân tích của Bộ Thương mại Công nghiệp và Năng lượng về xu hướng bán hàng của các công ty phân phối.
Năm ngoái, doanh số bán hàng trực tuyến chiếm 50,5% tổng doanh số bán lẻ.
Trong lĩnh vực trực tuyến, tốc độ tăng trưởng hàng năm của doanh số bán đồ ăn nói riêng là cao nhất, ghi nhận ở mức 18,4%.
Theo đó, các nhà bán lẻ truyền thống khởi đầu là cửa hàng ngoại tuyến cũng đang đầu tư vào thị trường thực phẩm trực tuyến.
Lotte Shopping đang xây dựng một trung tâm hậu cần hiện đại ở Busan với sự hợp tác của công ty công nghệ bán lẻ Ocado của Anh.
Lotte đã quyết định đầu tư 1 nghìn tỷ won đến năm 2030 để xây dựng tổng cộng 6 trung tâm hậu cần (logistics) tiên tiến trên toàn Hàn Quốc dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI). Công ty cũng công bố chiến lược tăng doanh số bán hàng ăn uống trực tuyến lên 5 nghìn tỷ won vào năm 2032 bằng cách cải thiện trang web và ứng dụng của.
E-Mart đang thống nhất các cửa hàng trực tuyến và sử dụng chiến lược tích hợp với SSG.com, một chi nhánh thương mại điện tử thuộc Tập đoàn Shinsegae.
SSG.com hiện cung cấp dịch vụ giao hàng theo thời gian được khách hàng chỉ định với phạm vi 85% Hàn Quốc thông qua 3 trung tâm lưu thông tự động hóa chuyên dụng trực tuyến và hơn 100 trung tâm E-Mart PP (picking & packing: lấy hàng & đóng gói).
Kể từ tháng 12/2023, SSG.com đã mở 'Trung tâm giao hàng tươi sống trực tiếp' để thu thập thực phẩm tươi sống từ các đối tác xuất sắc và cũng trưng bày các sản phẩm cực tươi như cá sống đánh bắt trong cùng ngày và trái cây được bán tại chợ sáng sớm.
Ngoài ra, trong trường hợp khách hàng cảm thấy thực phẩm tươi sống mua qua ứng dụng trực tuyến không còn tươi ngon, SSG.com vận hành hệ thống đảm bảo độ tươi ngon cho phép khách hàng đổi hàng hoặc hoàn tiền mà không cần cân nhắc bất kỳ điều kiện nào.
G Market, một kênh trực tuyến khác của Tập đoàn Shinsegae, cũng đang tăng doanh số bán thực phẩm tươi sống thông qua hợp tác hậu cần với SSG.com.
Bắt đầu từ tháng 8/2022, G Market đã thúc đẩy sức mạnh tổng hợp bằng việc vận hành "Smile Fresh", một trung tâm dịch vụ mua sắm tạp hóa chuyên dụng, nơi khách hàng có thể sử dụng dịch vụ giao hàng/giao hàng vào sáng sớm của SSG.com.
Từ tháng 8~12/2023, doanh số của Smile Fresh tăng 80% so với cùng kỳ năm trước đó, trong đó doanh số thực phẩm tươi sống tăng 152%.
Vì lý do này, ngay cả khi các trung tâm mua sắm trực tuyến đang phát triển nhanh chóng, người tiêu dùng Hàn Quốc vẫn lựa chọn mua thực phẩm tươi sống ngoại tuyến, nhưng sau ba năm xảy dịch Covid-19 xảy ra khiến cuộc sống hàng ngày bị đình trệ, những mô hình tiêu dùng này cũng dần thay đổi.
Do người dân ưa thích giao dịch không trực tiếp hơn là đến những nơi đông người để tránh nguy cơ lây nhiễm nên việc sử dụng hình thức mua thực phẩm trực tuyến cũng tăng lên một cách tự nhiên.
Kết quả là, các giao dịch thực phẩm trực tuyến vốn đạt 17 nghìn tỷ won vào năm 2019 trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, đã tăng đều đặn khonagr 5 nghìn tỷ won/năm trong 4 năm qua.
Cụ thể, giao dịch thực phẩm trực tuyến ghi nhận mức 25,3 nghìn tỷ won năm 2020, sau đó đã vượt mốc 30 nghìn tỷ won vào năm 2021 đạt 31,2 nghìn tỷ won, tiếp tục tăng lên 36,1 nghìn tỷ won vào năm 2022 và vượt mốc 40 nghìn tỷ won vào năm ngoái (2023).
Khối lượng giao dịch của đồ uống và thực phẩm, bao gồm các sản phẩm công nghiệp như cà phê, đồ uống và dầu ăn, cũng như kim chi và nước sốt, đã tăng từ 13,4 nghìn tỷ won vào năm 2019 lên 29,8 nghìn tỷ won (khoảng22,4 tỷ USD) vào năm 2023.
Trong cùng thời kỳ, khối lượng giao dịch của nông sản, gia súc và hải sản tươi sống, bao gồm thịt, cá, rau và trái cây, đã tăng từ 3,7 nghìn tỷ won lên 10,8 nghìn tỷ won (khoảng 8,11 tỷ USD).
Đặc biệt, 75% tổng số giao dịch mua thực phẩm trực tuyến được đặt thông qua thiết bị di động.
Xu hướng này cũng được thể hiện rõ ràng trong phân tích của Bộ Thương mại Công nghiệp và Năng lượng về xu hướng bán hàng của các công ty phân phối.
Năm ngoái, doanh số bán hàng trực tuyến chiếm 50,5% tổng doanh số bán lẻ.
Trong lĩnh vực trực tuyến, tốc độ tăng trưởng hàng năm của doanh số bán đồ ăn nói riêng là cao nhất, ghi nhận ở mức 18,4%.
Theo đó, các nhà bán lẻ truyền thống khởi đầu là cửa hàng ngoại tuyến cũng đang đầu tư vào thị trường thực phẩm trực tuyến.
Lotte Shopping đang xây dựng một trung tâm hậu cần hiện đại ở Busan với sự hợp tác của công ty công nghệ bán lẻ Ocado của Anh.
Lotte đã quyết định đầu tư 1 nghìn tỷ won đến năm 2030 để xây dựng tổng cộng 6 trung tâm hậu cần (logistics) tiên tiến trên toàn Hàn Quốc dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI). Công ty cũng công bố chiến lược tăng doanh số bán hàng ăn uống trực tuyến lên 5 nghìn tỷ won vào năm 2032 bằng cách cải thiện trang web và ứng dụng của.
E-Mart đang thống nhất các cửa hàng trực tuyến và sử dụng chiến lược tích hợp với SSG.com, một chi nhánh thương mại điện tử thuộc Tập đoàn Shinsegae.
SSG.com hiện cung cấp dịch vụ giao hàng theo thời gian được khách hàng chỉ định với phạm vi 85% Hàn Quốc thông qua 3 trung tâm lưu thông tự động hóa chuyên dụng trực tuyến và hơn 100 trung tâm E-Mart PP (picking & packing: lấy hàng & đóng gói).
Kể từ tháng 12/2023, SSG.com đã mở 'Trung tâm giao hàng tươi sống trực tiếp' để thu thập thực phẩm tươi sống từ các đối tác xuất sắc và cũng trưng bày các sản phẩm cực tươi như cá sống đánh bắt trong cùng ngày và trái cây được bán tại chợ sáng sớm.
Ngoài ra, trong trường hợp khách hàng cảm thấy thực phẩm tươi sống mua qua ứng dụng trực tuyến không còn tươi ngon, SSG.com vận hành hệ thống đảm bảo độ tươi ngon cho phép khách hàng đổi hàng hoặc hoàn tiền mà không cần cân nhắc bất kỳ điều kiện nào.
G Market, một kênh trực tuyến khác của Tập đoàn Shinsegae, cũng đang tăng doanh số bán thực phẩm tươi sống thông qua hợp tác hậu cần với SSG.com.
Bắt đầu từ tháng 8/2022, G Market đã thúc đẩy sức mạnh tổng hợp bằng việc vận hành "Smile Fresh", một trung tâm dịch vụ mua sắm tạp hóa chuyên dụng, nơi khách hàng có thể sử dụng dịch vụ giao hàng/giao hàng vào sáng sớm của SSG.com.
Từ tháng 8~12/2023, doanh số của Smile Fresh tăng 80% so với cùng kỳ năm trước đó, trong đó doanh số thực phẩm tươi sống tăng 152%.