Đời sống Xã hội

Fredo xuất khẩu giáo cụ học tập kỹ thuật số 'Pledo AI' sang Việt Nam

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)17:20 12-03-2024
Ngày 12, công ty công nghệ giáo dục (edtech) của Hàn Quốc Fredo thông báo về việc đã ký hợp đồng với công ty Genesis Asia của Việt Nam để xuất khẩu 20.000 giáo cụ ‘Pledo AI’. Fredo cũng là công ty Hàn Quốc đầu tiên trong ngành công cụ hỗ trợ học tập kỹ thuật số xuất khẩu các chương trình học tập mầm non và tiểu học cũng như thiết bị hỗ trợ giảng dạy 'Pledo AI' sang Việt Nam.
 
Pledo AI phiên bản Việt Nam ẢnhFredo
Pledo AI phiên bản Việt Nam. [Ảnh=Fredo]
Fredo bắt đầu xuất lô hàng đầu tiên vào đầu tháng 4 tới sau khi tiến hành một loạt các công việc như xây dựng nền tảng và thương mại hóa sản phẩm 'Pledo AI' tại Việt Nam. Thông qua Genesis Asia giáo cụ 'Pledo AI' sẽ được cung cấp cho các tổ chức giáo dục mầm non, trường tiểu học và các gia đình tại Việt Nam trong 5 năm tới.

Việt Nam có đặc điểm là có sự quan tâm đặc biệt cao đối với giáo dục và dân số trẻ em đông đảo. Theo đó, Fredo sẽ là doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu tài liệu học tập kỹ thuật số thay vì sách in cho đối tượng người dùng là học sinh mẫu giáo và tiểu học. Cùng với các đối tác của mình, Fredo có kế hoạch cung cấp giáo dục và đào tạo kỹ thuật số cho giáo viên, trẻ sơ sinh và học sinh tiểu học thông qua việc sử dụng ứng dụng 'Pledo AI'.

'Pledo AI' là một công cụ học tập kỹ thuật số cho phép trẻ em và học sinh tiểu học từ 3 đến 13 tuổi học nhiều môn học khác nhau. Đây là sản phẩm kết hợp giữa phương pháp học thủ công cần thiết cho sự phát triển trí não và nền tảng kỹ thuật số, được trang bị hơn 10.000 nội dung học tập.

'Pledo AI' cung cấp nhiều môn học từ cơ bản như tập đọc, âm nhạc, toán học, tiếng Anh cho đến nghệ thuật, kinh tế, mã hóa (coding), chat GPT. Sản phẩm xuất khẩu sang Việt Nam có thể nhận được nội dung đa dạng và dịch vụ cập nhật giống như các sản phẩm được phân phối tại Hàn Quốc.

Kim Kwan-seok, Giám đốc điều hành của Fredo, cho biết: "Chúng tôi sẽ tích cực quảng bá giáo dục Hàn Quốc (K-Edu) đến Việt Nam, quốc gia có nhiệt huyết giáo dục cao và khả năng thích ứng nhanh với kỹ thuật số, đồng thời nỗ lực chiếm lĩnh thị trường giáo dục kỹ thuật số tại Việt Nam, bao gồm cả ở cấp mầm non và tiểu học".

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기