Tại Hàn Quốc, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, số lượng người theo đuổi phong cách tiêu dùng hợp lý cũng ngày một tăng, theo đó các sản phẩm tiết kiệm chi phí đặc biệt là mặt hàng đồ ăn đang nhận được nhiều sự chú ý của khách hàng. Nắm bắt xu hướng, ngành công nghiệp thực phẩm cùng với các thương hiệu cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc đã liên tục cho ra mắt các sản phẩm có kích thước khổng lồ nhưng có giá thành hợp lý.
Cửa hàng tiện lợi CU mới đây đã giới thiệu 2 loại xúc xích khổng lồ (giant) nặng tới 200g. Nó lớn hơn 2,5 lần so với một chiếc xúc xích thông thường nặng khoảng 80g và lớn hơn 1,5 lần so với một chiếc xúc xích cỡ lớn (big size) nặng 130g đã được bán ra thị trường trước đó.
Ngoài ra, CU còn giới thiệu 'Gimbap Tam Giác Siêu Lớn (super large king)' với giá 5.900 won (khoảng 109,6 nghìn VNĐ). Đây là sản phẩm độc đáo có hình dạng gimbap (cơm cuộn rong biển) hình tam giác cực lớn, tương đương với 4 chiếc gimbap tam giác cỡ lớn thông thường. Trong vòng 1 ngày kể từ khi ra mắt, CU đã bán được khoảng 5.000 sản phẩm này, sau 3 ngày số lượng bán tích lũy đã đạt 20.000 sản phẩm.
Lý do người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm cỡ lớn là vì chúng được đánh giá là "tiết kiệm chi phí" trong thời đại giá cả cao ngất ngưởng. Ví dụ, Gimbap tam giác siêu lớn có giá 5.900 won, rẻ hơn khoảng 10% so với việc mua bốn chiếc gimbap tam giác riêng lẻ, có giá khoảng 1.500~1.700 won mỗi chiếc.
Dòng sản phẩm khổng lồ (Giant) đã được CU giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2014, với kích thước cực lớn và giá cả hợp lý, tạo nên được sự khác biệt tiêu biểu cho CU. Dòng sản phẩm 'Giant', bao gồm Tteokbokki (bánh gạo nếp xào cay) và gà rán tẩm gia vị chua ngọt, đã trở nên vô cùng nổi tiếng mỗi khi có sản phẩm mới được tung ra thị trường và tính đến tháng 2 năm nay (2024), doanh số bán hàng tích lũy của dòng sản phẩm này đã vượt quá 80 triệu sản phẩm.
Một sản phẩm khác được người tiêu dùng Hàn Quốc săn lùng gần đây đó là 'Cream Daebang', do công ty SPC Samlip sản xuất. Đây là sản phẩm phiên bản giới hạn nhằm kỷ niệm 60 năm ra mắt thương hiệu di sản 'Bánh mì kem đích thực' của SPC Samlip.
'Cream Daebang' là một chiếc bánh mì kem lớn có đường kính 25cm và trọng lượng 500g, lớn hơn 6,6 lần so với sản phẩm hiện tại đang được bán trên thị trường. Sản phẩm hiện được bán với giá 8.800 won (khoảng 163,5 nghìn VNĐ). Tuy nhiên do tình trạng khan hiếm, nên chiếc bánh khổng lồ này đang được rao bán lại tại các sàn giao dịch đồ cũ như 'Bungaejangter' hay 'Karrot' với mức giá 13.000~15.000 won, cao hơn tới 70% so với giá chính thức.
'Bánh mì kem đích thực' của SPC Samlip là sản phẩm có lớp kem mềm bên trong bánh mì có lỗ nhỏ, là sản phẩm đầu tiên trong ngành làm bánh trong nước áp dụng công nghệ đóng gói bằng bao nilon. Kể từ khi ra mắt vào năm 1964 cho đến nay, sản phẩm này đã ghi nhận doanh số bán hàng tích lũy là 1,9 tỷ chiếc và đã được Viện Kỷ lục KRI Hàn Quốc và Ủy ban Kỷ lục Thế giới Mỹ (WRC) chính thức chứng nhận là loại bánh mì kem bán chạy nhất cho một thương hiệu riêng lẻ trên toàn thế giới trong 10 năm qua.
Người ta tin rằng nhu cầu cao về các sản phẩm có kích thước lớn, tiện lợi và tiết kiệm chi phí đã dẫn đến sự phổ biến của các mặt hàng loại này.
Một quan chức của BGF Retail cho biết, "Nếu vật giá tiếp tục leo thang, sự phổ biến của các sản phẩm với kích thước lớn tiết kiệm chi phí dự kiến sẽ vẫn còn tiếp tục trong một thời gian nữa".
Xu hướng 'tiêu dùng+vui vẻ' tìm kiếm niềm vui trong quá trình tiêu dùng cũng góp phần tạo nên sự phổ biến của các sản phẩm cỡ lớn tại Hàn Quốc. Khi một sản phẩm mới với kích thuốc khổng lồ được ra mắt và trở nên nổi tiếng thông qua các video trên YouTube và SNS, nó sẽ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, tuy nhiên vì số lượng của những sản phẩm này thường chỉ được sản xuất có hạn nên độ hiếm và độ hot của nó càng tăng lên.
Lee Eun-hee, giáo sư nghiên cứu người tiêu dùng tại Đại học Inha, cho biết: "Một trong những nội dung mà người tiêu dùng trẻ tuổi thường tiếp xúc trên Internet chính là mukbang (các video quay cảnh ăn uống). Việc người tiêu cùng trẻ tuổi sau khi xem video mukbang của các YouTuber nổi tiếng, sẽ tự tìm mua sản phẩm để cùng bạn bè quay video có thể đã ảnh hưởng đến mức độ phổ biến của các sản phẩm siêu to khổng lồ".
Ngoài ra, CU còn giới thiệu 'Gimbap Tam Giác Siêu Lớn (super large king)' với giá 5.900 won (khoảng 109,6 nghìn VNĐ). Đây là sản phẩm độc đáo có hình dạng gimbap (cơm cuộn rong biển) hình tam giác cực lớn, tương đương với 4 chiếc gimbap tam giác cỡ lớn thông thường. Trong vòng 1 ngày kể từ khi ra mắt, CU đã bán được khoảng 5.000 sản phẩm này, sau 3 ngày số lượng bán tích lũy đã đạt 20.000 sản phẩm.
Lý do người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm cỡ lớn là vì chúng được đánh giá là "tiết kiệm chi phí" trong thời đại giá cả cao ngất ngưởng. Ví dụ, Gimbap tam giác siêu lớn có giá 5.900 won, rẻ hơn khoảng 10% so với việc mua bốn chiếc gimbap tam giác riêng lẻ, có giá khoảng 1.500~1.700 won mỗi chiếc.
Dòng sản phẩm khổng lồ (Giant) đã được CU giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2014, với kích thước cực lớn và giá cả hợp lý, tạo nên được sự khác biệt tiêu biểu cho CU. Dòng sản phẩm 'Giant', bao gồm Tteokbokki (bánh gạo nếp xào cay) và gà rán tẩm gia vị chua ngọt, đã trở nên vô cùng nổi tiếng mỗi khi có sản phẩm mới được tung ra thị trường và tính đến tháng 2 năm nay (2024), doanh số bán hàng tích lũy của dòng sản phẩm này đã vượt quá 80 triệu sản phẩm.
'Cream Daebang' là một chiếc bánh mì kem lớn có đường kính 25cm và trọng lượng 500g, lớn hơn 6,6 lần so với sản phẩm hiện tại đang được bán trên thị trường. Sản phẩm hiện được bán với giá 8.800 won (khoảng 163,5 nghìn VNĐ). Tuy nhiên do tình trạng khan hiếm, nên chiếc bánh khổng lồ này đang được rao bán lại tại các sàn giao dịch đồ cũ như 'Bungaejangter' hay 'Karrot' với mức giá 13.000~15.000 won, cao hơn tới 70% so với giá chính thức.
'Bánh mì kem đích thực' của SPC Samlip là sản phẩm có lớp kem mềm bên trong bánh mì có lỗ nhỏ, là sản phẩm đầu tiên trong ngành làm bánh trong nước áp dụng công nghệ đóng gói bằng bao nilon. Kể từ khi ra mắt vào năm 1964 cho đến nay, sản phẩm này đã ghi nhận doanh số bán hàng tích lũy là 1,9 tỷ chiếc và đã được Viện Kỷ lục KRI Hàn Quốc và Ủy ban Kỷ lục Thế giới Mỹ (WRC) chính thức chứng nhận là loại bánh mì kem bán chạy nhất cho một thương hiệu riêng lẻ trên toàn thế giới trong 10 năm qua.
Người ta tin rằng nhu cầu cao về các sản phẩm có kích thước lớn, tiện lợi và tiết kiệm chi phí đã dẫn đến sự phổ biến của các mặt hàng loại này.
Một quan chức của BGF Retail cho biết, "Nếu vật giá tiếp tục leo thang, sự phổ biến của các sản phẩm với kích thước lớn tiết kiệm chi phí dự kiến sẽ vẫn còn tiếp tục trong một thời gian nữa".
Xu hướng 'tiêu dùng+vui vẻ' tìm kiếm niềm vui trong quá trình tiêu dùng cũng góp phần tạo nên sự phổ biến của các sản phẩm cỡ lớn tại Hàn Quốc. Khi một sản phẩm mới với kích thuốc khổng lồ được ra mắt và trở nên nổi tiếng thông qua các video trên YouTube và SNS, nó sẽ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, tuy nhiên vì số lượng của những sản phẩm này thường chỉ được sản xuất có hạn nên độ hiếm và độ hot của nó càng tăng lên.
Lee Eun-hee, giáo sư nghiên cứu người tiêu dùng tại Đại học Inha, cho biết: "Một trong những nội dung mà người tiêu dùng trẻ tuổi thường tiếp xúc trên Internet chính là mukbang (các video quay cảnh ăn uống). Việc người tiêu cùng trẻ tuổi sau khi xem video mukbang của các YouTuber nổi tiếng, sẽ tự tìm mua sản phẩm để cùng bạn bè quay video có thể đã ảnh hưởng đến mức độ phổ biến của các sản phẩm siêu to khổng lồ".