Theo 'Báo cáo dân số năm 2024' được Viện nghiên cứu dân số tương lai bán đảo Hàn Quốc công bố vào ngày 7, dân số trong độ tuổi lao động, cơ sở cốt lõi cho tăng trưởng kinh tế, của Hàn Quốc dự dự đoán sẽ giảm khoảng 10 triệu người trong 20 năm tới. Bên cạnh đó, vào năm 2060 do tỷ lệ sinh thấp nên số người tử vong sẽ cao gấp 5 lần số trẻ sơ sinh.
Theo báo cáo, khi liệt kê toàn bộ dân số theo độ tuổi, độ tuổi trung bình sẽ tăng từ 45,5 tuổi vào năm ngoái (2023) lên 50,3 tuổi vào năm 2031 và một nửa dân số Hàn Quốc sẽ trên 50 tuổi.
Số trẻ em 7 tuổi, độ tuổi bắt đầu học tiểu học, sẽ giảm một nửa từ khoảng 430.000 trẻ vào năm 2023 xuống còn khoảng 220.000 vào năm 2033.
Nguồn lực quân sự cũng đang giảm nhanh chóng.
Số nam giới 20 tuổi đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự tại ngũ mới sẽ giảm từ khoảng 260.000 người vào năm 2023 xuống còn khoảng 190.000 vào năm 2038.
Do tỷ lệ sinh thấp, dân số trong độ tuổi lao động từ 15~64 tuổi ở Hàn Quốc cũng sẽ giảm 9,4 triệu người từ 36,57 triệu năm 2023 xuống còn 27,17 triệu vào năm 2044.
Chuyên gia nghiên cứu chẩn đoán: "Sự suy giảm dân số trong độ tuổi lao động sẽ làm giảm sức sống của tiêu dùng, kéo theo sự sụp đổ của thị trường trong nước và gánh nặng hỗ trợ người lớn tuổi sẽ tăng lên. Tất cả những điều này sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại một cách nhanh chóng và khiến xu thế tăng trưởng thấp trở thành cố hữu".
Tỷ lệ thuận với việc dân số già tăng lên, số hộ gia đình 1 thành viên là người cao tuổi cũng tăng lên đáng kể.
Tỷ lệ hộ gia đình độc thân từ 65 tuổi trở lên, chiếm 9,1% (1,99 triệu hộ) trong tổng số hộ gia đình tính đến năm 2023, sẽ tăng lên 20,2% (4,65 triệu hộ) vào năm 2049.
Đến năm 2050, số người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên sẽ đạt 18,91 triệu người, con số lớn nhất trong lịch sử, chiếm 40% tổng dân số.
Số người tử vong vào năm 2060 sẽ là 746.000, gấp 4,8 lần số sinh (156.000). Theo đó, dân số sẽ có sự sụt giảm tự nhiên 590.000 người.
Số người cao tuổi từ 80 trở lên vốn chỉ chiếm 4,4% (2,29 triệu người) tổng dân số vào năm 2023 sẽ tăng lên 20,3% (8,49 triệu người) vào năm 2061.
Tổng dân số Hàn Quốc sẽ giảm từ 51,71 triệu người vào năm 2023 xuống còn 39,69 triệu người vào năm 2065.
Gye Bong-oh, giáo sư tại Đại học Kookmin, chỉ ra rằng: "Việc khuyến khích tăng tỷ lệ kết hôn và tỷ lệ sinh có thể là hướng cơ bản của chính sách dân số, nhưng sẽ không thực tế nếu cố gắng tăng tỷ lệ sinh bằng cách khôi phục các giá trị gia đình truyền thống".
Kim Na-young, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Chăm sóc Trẻ em, cho biết: "Cần phải tạo ra một môi trường làm việc và bầu không khí xã hội nơi việc nghỉ phép và nghỉ việc liên quan đến chăm sóc trẻ em của nam giới có thể được coi là điều hiển nhiên. Cần có sự can thiệp chính sách tích cực, chẳng hạn như buộc nam giới phải sử dụng hệ thống này cho đến một thời điểm nhất định”.
Lee In-sil, Giám đốc Viện Nghiên cứu Dân số Tương lai Bán đảo Hàn Quốc cho biết: "Một khi thời kỳ vàng để phục hồi dân số trôi qua, chúng ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để giúp xã hội trở lại trạng thái ổn định".
Số trẻ em 7 tuổi, độ tuổi bắt đầu học tiểu học, sẽ giảm một nửa từ khoảng 430.000 trẻ vào năm 2023 xuống còn khoảng 220.000 vào năm 2033.
Nguồn lực quân sự cũng đang giảm nhanh chóng.
Số nam giới 20 tuổi đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự tại ngũ mới sẽ giảm từ khoảng 260.000 người vào năm 2023 xuống còn khoảng 190.000 vào năm 2038.
Do tỷ lệ sinh thấp, dân số trong độ tuổi lao động từ 15~64 tuổi ở Hàn Quốc cũng sẽ giảm 9,4 triệu người từ 36,57 triệu năm 2023 xuống còn 27,17 triệu vào năm 2044.
Chuyên gia nghiên cứu chẩn đoán: "Sự suy giảm dân số trong độ tuổi lao động sẽ làm giảm sức sống của tiêu dùng, kéo theo sự sụp đổ của thị trường trong nước và gánh nặng hỗ trợ người lớn tuổi sẽ tăng lên. Tất cả những điều này sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại một cách nhanh chóng và khiến xu thế tăng trưởng thấp trở thành cố hữu".
Tỷ lệ thuận với việc dân số già tăng lên, số hộ gia đình 1 thành viên là người cao tuổi cũng tăng lên đáng kể.
Tỷ lệ hộ gia đình độc thân từ 65 tuổi trở lên, chiếm 9,1% (1,99 triệu hộ) trong tổng số hộ gia đình tính đến năm 2023, sẽ tăng lên 20,2% (4,65 triệu hộ) vào năm 2049.
Đến năm 2050, số người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên sẽ đạt 18,91 triệu người, con số lớn nhất trong lịch sử, chiếm 40% tổng dân số.
Số người tử vong vào năm 2060 sẽ là 746.000, gấp 4,8 lần số sinh (156.000). Theo đó, dân số sẽ có sự sụt giảm tự nhiên 590.000 người.
Số người cao tuổi từ 80 trở lên vốn chỉ chiếm 4,4% (2,29 triệu người) tổng dân số vào năm 2023 sẽ tăng lên 20,3% (8,49 triệu người) vào năm 2061.
Tổng dân số Hàn Quốc sẽ giảm từ 51,71 triệu người vào năm 2023 xuống còn 39,69 triệu người vào năm 2065.
Gye Bong-oh, giáo sư tại Đại học Kookmin, chỉ ra rằng: "Việc khuyến khích tăng tỷ lệ kết hôn và tỷ lệ sinh có thể là hướng cơ bản của chính sách dân số, nhưng sẽ không thực tế nếu cố gắng tăng tỷ lệ sinh bằng cách khôi phục các giá trị gia đình truyền thống".
Kim Na-young, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Chăm sóc Trẻ em, cho biết: "Cần phải tạo ra một môi trường làm việc và bầu không khí xã hội nơi việc nghỉ phép và nghỉ việc liên quan đến chăm sóc trẻ em của nam giới có thể được coi là điều hiển nhiên. Cần có sự can thiệp chính sách tích cực, chẳng hạn như buộc nam giới phải sử dụng hệ thống này cho đến một thời điểm nhất định”.
Lee In-sil, Giám đốc Viện Nghiên cứu Dân số Tương lai Bán đảo Hàn Quốc cho biết: "Một khi thời kỳ vàng để phục hồi dân số trôi qua, chúng ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để giúp xã hội trở lại trạng thái ổn định".