Chỉ trong quý I/2024 đã chi 32,2% ngân sách hàng năm
Chi tiêu của chính phủ Hàn Quốc trong tháng 3 vừa qua đã đạt mức cao kỷ lục hơn 85.000 tỷ won. Đây cũng là mức cao nhất mọi thời đại tính theo đơn vị hàng tháng.
Theo hệ thống công bố thông tin tài chính và báo cáo xu hướng tài chính của Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc vào ngày 14, trong tháng 3/2024 chính phủ nước này đã chi tổng cộng 85,1 nghìn tỷ won (khoảng 62,1 triệu USD); trong đó tiền ngân sách là 56,6 nghìn tỷ won và tiền quỹ là 28,5 nghìn tỷ won.
Đáng chú ý, tổng chi tiêu trong tháng 3 là lớn nhất từ trước đến nay, tính theo đơn vị tháng.
Ngay cả khi so sánh trong cùng một tháng, số tiền chi tiêu vẫn tăng đáng kể. Cụ thể con số này đã tăng từ 49 nghìn tỷ won vào tháng 3/2019 lên 60,8 nghìn tỷ won vào tháng 3/2020 khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, sau đó tiếp tục tăng thành 72,4 nghìn tỷ won vào tháng 3/2021, 82,3 nghìn tỷ won vào tháng 3/2022. Tuy có giảm nhẹ xuống 72,2 nghìn tỷ won vào năm ngoái (2023), nhưng chỉ sau 1 năm đã quay trở lại mốc trên 80 nghìn tỷ won vào năm nay.
So với trước Covid-19 (2019), tổng chi tiêu hàng tháng của chính phủ Hàn Quốc đã tăng 73,7% trong 5 năm.
Đây là mức tăng mạnh so với mức tăng 16,2% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Hàn Quốc và mức tăng 12,2% của chỉ số giá tiêu dùng trong khoảng thời gian từ năm 2019 ~2023.
Quy mô tổng chi tiêu trong quý I/2024 (tháng 1~3) đã lên tới 212,2 nghìn tỷ won, cũng đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Đây là mức tăng 25,4 nghìn tỷ won so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông thường, việc điều hành tài chính của chính phủ có xu hướng tập trung vào nửa đầu năm hơn là nửa cuối năm, tuy nhiên con số này cũng phản ánh việc chính phủ Hàn Quốc đặc biệt nhấn mạnh việc 'thực thi nhanh chóng' trong năm nay.
Từ định hướng chính sách kinh tế vào đầu năm, chính phủ Hàn Quốc đã thông báo sẽ tiến hành sử dụng 65% ngân sách trong nửa đầu năm nay tập trung vào các dự án vốn xã hội (SOC).
Với lập trường này, tính đến tháng 4, khoảng 15 cuộc họp thanh tra thực hiện tài chính đã được tổ chức để kiểm tra tình hình xúc tiến có được thực hiện nhanh chóng hay không.
Theo đó, chính phủ Hàn Quốc nhấn mạnh rằng họ đã đạt được hiệu suất sử dụng 234 nghìn tỷ won, tăng khoảng 49,7 nghìn tỷ won so với năm ngoái bằng đầu tư tư tư nhân, đầu tư tài chính, cơ quan công cộng trong quý I.
Tính đến tháng 3, tốc độ tăng tổng chi so với ngân sách đạt 32,3%, cao hơn 1,7 điểm phần trăm (p) so với năm ngoái. Điều đó có nghĩa là một phần ba ngân sách hàng năm đã được sử dụng chỉ trong quý đầu tiên.
Vấn đề là sự lành mạnh về tài chính có thể đang bị lung lay khi chi tiêu cho nền tài chính eo hẹp của đất nước ngày càng tăng.
Sau 'khủng hoảng thuế 56 nghìn tỷ won' năm ngoái, thuế quốc gia chỉ thu được 84,9 nghìn tỷ won tính đến tháng 3 năm nay, giảm 2,2 nghìn tỷ won so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, tính đến tháng 3/2024 cán cân tài chính được quản lý, thể hiện tình hình tài chính thực tế của chính phủ, đã ghi nhận mức thâm hụt 75,3 nghìn tỷ won.
So với cùng kỳ năm ngoái (-54 nghìn tỷ won), thâm hụt tăng thêm 21,3 nghìn tỷ won và là mức thâm hụt lớn nhất tính đến nay (tháng 3/2024).
Nợ quốc gia cũng ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại là 1.126,7 nghìn tỷ won (khoảng 822,7 triệu USD) vào năm ngoái và tỷ lệ này so với GDP lần đầu tiên vượt quá 50%.
Đáng chú ý, tổng chi tiêu trong tháng 3 là lớn nhất từ trước đến nay, tính theo đơn vị tháng.
Ngay cả khi so sánh trong cùng một tháng, số tiền chi tiêu vẫn tăng đáng kể. Cụ thể con số này đã tăng từ 49 nghìn tỷ won vào tháng 3/2019 lên 60,8 nghìn tỷ won vào tháng 3/2020 khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, sau đó tiếp tục tăng thành 72,4 nghìn tỷ won vào tháng 3/2021, 82,3 nghìn tỷ won vào tháng 3/2022. Tuy có giảm nhẹ xuống 72,2 nghìn tỷ won vào năm ngoái (2023), nhưng chỉ sau 1 năm đã quay trở lại mốc trên 80 nghìn tỷ won vào năm nay.
So với trước Covid-19 (2019), tổng chi tiêu hàng tháng của chính phủ Hàn Quốc đã tăng 73,7% trong 5 năm.
Đây là mức tăng mạnh so với mức tăng 16,2% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Hàn Quốc và mức tăng 12,2% của chỉ số giá tiêu dùng trong khoảng thời gian từ năm 2019 ~2023.
Quy mô tổng chi tiêu trong quý I/2024 (tháng 1~3) đã lên tới 212,2 nghìn tỷ won, cũng đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Đây là mức tăng 25,4 nghìn tỷ won so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông thường, việc điều hành tài chính của chính phủ có xu hướng tập trung vào nửa đầu năm hơn là nửa cuối năm, tuy nhiên con số này cũng phản ánh việc chính phủ Hàn Quốc đặc biệt nhấn mạnh việc 'thực thi nhanh chóng' trong năm nay.
Từ định hướng chính sách kinh tế vào đầu năm, chính phủ Hàn Quốc đã thông báo sẽ tiến hành sử dụng 65% ngân sách trong nửa đầu năm nay tập trung vào các dự án vốn xã hội (SOC).
Với lập trường này, tính đến tháng 4, khoảng 15 cuộc họp thanh tra thực hiện tài chính đã được tổ chức để kiểm tra tình hình xúc tiến có được thực hiện nhanh chóng hay không.
Theo đó, chính phủ Hàn Quốc nhấn mạnh rằng họ đã đạt được hiệu suất sử dụng 234 nghìn tỷ won, tăng khoảng 49,7 nghìn tỷ won so với năm ngoái bằng đầu tư tư tư nhân, đầu tư tài chính, cơ quan công cộng trong quý I.
Tính đến tháng 3, tốc độ tăng tổng chi so với ngân sách đạt 32,3%, cao hơn 1,7 điểm phần trăm (p) so với năm ngoái. Điều đó có nghĩa là một phần ba ngân sách hàng năm đã được sử dụng chỉ trong quý đầu tiên.
Vấn đề là sự lành mạnh về tài chính có thể đang bị lung lay khi chi tiêu cho nền tài chính eo hẹp của đất nước ngày càng tăng.
Sau 'khủng hoảng thuế 56 nghìn tỷ won' năm ngoái, thuế quốc gia chỉ thu được 84,9 nghìn tỷ won tính đến tháng 3 năm nay, giảm 2,2 nghìn tỷ won so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, tính đến tháng 3/2024 cán cân tài chính được quản lý, thể hiện tình hình tài chính thực tế của chính phủ, đã ghi nhận mức thâm hụt 75,3 nghìn tỷ won.
So với cùng kỳ năm ngoái (-54 nghìn tỷ won), thâm hụt tăng thêm 21,3 nghìn tỷ won và là mức thâm hụt lớn nhất tính đến nay (tháng 3/2024).
Nợ quốc gia cũng ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại là 1.126,7 nghìn tỷ won (khoảng 822,7 triệu USD) vào năm ngoái và tỷ lệ này so với GDP lần đầu tiên vượt quá 50%.