Kinh tế Chính trị

Xuất khẩu nước sốt của Hàn Quốc tăng trưởng tích cực nhờ cơn sốt K-food

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)10:31 03-06-2024
Nhờ sự phổ biến trên toàn cầu của ẩm thực Hàn Quốc (K-food), bên cạnh các sản phẩm đồ ăn và đồ uống thì xuất khẩu các loại nước sốt của Hàn Quốc cũng đang ghi nhận nhiều thành tích vô cùng tích cực.
 
ẢnhYonhap News
[Ảnh=Yonhap News]
Theo thống kê thương mại của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc vào ngày 2, kim ngạch xuất khẩu tương ớt đỏ 'gochujang' của Hàn Quốc năm 2023 đạt 61,92 triệu USD, cao nhất từ ​​trước đến nay. Đây là mức tăng trưởng 17,8% so với năm 2022 và sau khi vượt 50 triệu USD lần đầu tiên vào năm 2020, chỉ sau 3 năm con số này đã vượt mốc 60 triêu USD.

Xuất khẩu gochujang cũng đang cho thấy thành tích lạc quan trong năm nay. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu quý I/2024 ghi nhận ở mức 15,93 triệu USD, tăng 4,9% so với cùng kì năm trước. Theo đó nếu đà xuất khẩu tiếp tục duy trì như hiện nay thì dự kiến kim ngạch xuất khẩu ​​cả năm sẽ hơn 60 triệu USD.

Thị trường Mỹ đóng vai trò lớn trong thành tích xuất khẩu thuận lợi này. Cụ thể, năm ngoái, Mỹ là quốc gia xuất khẩu gochujang lớn nhất của Hàn Quốc với giá trị 21,1 triệu USD, tăng 17,8% so với năm trước đó.

Ngoài gochujang, tổng kim ngạch xuất khẩu các loại nước sốt của Hàn Quốc năm 2023 lên tới 384 triệu USD, tăng 6,2% so với năm trước đó và là mức cao nhất từ ​​trước đến nay.

Tính đến tháng 4 năm nay, xuất khẩu lũy kế tiếp tục ở mức cao 130,93 triệu USD. Xét theo quốc gia, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 23%.

Trong ngành thực phẩm và đồ uống, xuất khẩu nước chấm·nước sốt được đánh giá là khâu cuối cùng trong quá trình xuất khẩu mặt hàng xuất khẩu. Sự phổ biến của âm nhạc (K-pop) và phim ảnh (K-drama) đã dẫn đến sự quan tâm của người tiêu dùng Mỹ đối với ẩm thực Hàn Quốc và xuất khẩu nước sốt chỉ có thể tăng lên khi người tiêu dùng đạt đến trình độ tự làm và ăn món ăn Hàn Quốc.

Tại thị trường Mỹ, ngoài các loại nước sốt của Hàn Quốc như gochujang, các loại nước sốt đặc trưng của mỗi quốc gia như dầu hào Trung Quốc, sốt tsuyu của Nhật Bản và sốt sriracha Đông Nam Á cũng đều đang hiện diện trên thị trường.

Do đó, để có thể cạnh tranh với các loại nước sốt của các quốc gia/khu vực khác, ngành sản xuất nước sốt Hàn Quốc đang tung ra nhiều loại sản phẩm đa dạng nhắm vào thị trường toàn cầu.

Nongshim, hiện đang bán các loại nước sốt như nước sốt đa năng 'Baehongdong', gần đây đã bổ sung nước sốt đa năng 'Muktae Cheongyang Mayo'.

Samyang Foods, được coi là nhà xuất khẩu hàng đầu sang Bắc Mỹ về mì xào gà cay 'buldak', cũng đang đồng thời xuất khẩu các loại nước sốt 'buldak'.

Daesang đang tung ra các sản phẩm khác ngoài kim chi như gochujang và nước sốt có độ cay được điều chỉnh để phù hợp với thị trường địa phương.

Shim Eun-joo, nhà nghiên cứu tại Hana Securities, đánh giá: "Nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ, kim chi và nước sốt, những mặt hàng mang đậm hương vị Hàn Quốc, đã tăng đáng kể. Sự phát triển nhanh chóng của tương ớt đỏ có thể mở ra khả năng giúp loại nước sốt này phổ biến toàn cầu như dầu hào hay sriacha".

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기