Cường độ quản lý thị trường sản phẩm của Hàn Quốc lần đầu tiên trong lịch sử đã giảm xuống bằng với mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), xếp thứ 20 trong số các nước thành viên.
Ngày 10, Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc cho biết OECD đã công bố kết quả đánh giá chỉ số Quy định thị trường sản phẩm (Product Market Regulation·PMR) năm 2023.
PMR (Quy định thị trường sản phẩm) là một chỉ số định lượng được thiết kế để đánh giá tiến trình cải cách và chính sách quản lý thị trường sản phẩm của từng quốc gia. OECD tính toán và công bố PMR 5 năm một lần bằng cách sử dụng các chỉ số như khảo sát công chức ở 38 quốc gia thành viên và 9 quốc gia không phải thành viên và Chỉ số thúc đẩy thương mại (Enabling Trade Index·ETI)của OECD.
Năm ngoái, PMR của Hàn Quốc là 1,35 điểm, tương đương với mức trung bình của OECD (1,34 điểm) và đứng thứ 20 trong số 38 quốc gia thành viên OECD. Đây là mức tăng 13 bậc so với năm 2018 (thứ 33), ghi nhận thứ hạng cao nhất từ trước đến nay của Hàn Quốc trong đánh giá PMR.
Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố trong lộ trình nền kinh tế năng động rằng sẽ nâng mức đánh giá PMR lên mức trung bình của OECD trong trung và dài hạn.
Theo lĩnh vực, Hàn Quốc đứng thứ 3 trong số các nước thành viên OECD trong đánh giá tác động pháp lý. Đặc biệt, nhận được đánh giá cao về đánh giá tác động đến cạnh tranh (vị trí số 1), sự tham gia của các bên liên quan (vị trí thứ 7) và tính tiên tiến của quy định vận động hành lang (vị trí thứ 8).
Điều này có nghĩa là việc đánh giá của chính phủ về tác động của các quy định và sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình này đang tiến triển thuận lợi.
Gánh nặng hành chính và pháp lý cũng được đánh giá là xuất sắc, xếp ở vị trí thứ 14 nhờ khía cạnh truyền thông và đơn giản hóa quy định (thứ 1) và gánh nặng hành chính doanh nghiệp (thứ 5). Gánh nặng hành chính của việc tự kinh doanh cũng nhận được đánh giá tốt, xếp thứ 10.
Xét về những biến dạng do quyền sở hữu của chính phủ gây ra, mức độ điều tiết của Hàn Quốc được đánh giá là yếu hơn mức trung bình của OECD, xếp thứ 15.
Mặt khác, sự can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp đứng ở gần cuối bảng, xếp thứ 36. Trong đó xếp hạng thấp về kiểm soát giá bán lẻ (thứ 36), sự can thiệp của chính phủ vào mạng lưới (thứ 37) và sự can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực dịch vụ (thứ 35).
Rào cản thương mại và đầu tư (thứ 36) cũng xếp ở nhóm cuối bảng do rào cản thuế quan (thứ 37). Tuy nhiên, các rào cản thương mại phi thuế quan được tính toán theo chỉ số thúc đẩy thương mại của OECD lại xếp thứ nhất và được đánh giá là tiên tiến nhất thế giới.
Rào cản gia nhập ngành dịch vụ và mạng lưới cũng được đánh giá là kém, xếp thứ 24. Điều này có nghĩa là cường độ điều tiết của chính phủ tương đối cao đối với việc gia nhập và cạnh tranh trong các lĩnh vực mạng lưới như năng lượng, truyền thông và vận tải.
OECD chỉ ra rằng khi tiến hành đấu thầu rộng rãi, Hàn Quốc có thể tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng bất kể quy mô và địa điểm của công ty; bên cạnh đó chính phủ Hàn Quốc vẫn còn dư địa để cắt giảm bớt quy định về giá bán lẻ.
Đồng thời, OECD đề nghị nên giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ, chẳng hạn như áp dụng hệ thống hoàng hôn (sunset provision: hệ thống tự động mất đi tác dụng của luật pháp và các quy định khác nhau sau một khoảng thời gian nhất định, nhằm loại bỏ những tác động tiêu cực không biến mất sau khi luật hoặc chính sách của chính phủ trở nên không cần thiết) cho hệ thống cấp giấy phép và trình độ chuyên môn cũng như chuyển đổi sang hệ thống đăng ký.
OECD cho biết vẫn còn chỗ để cải thiện các quy định về vận động hành lang chẳng hạn như giới thiệu một hệ thống đăng ký vận động hành lang.
PMR (Quy định thị trường sản phẩm) là một chỉ số định lượng được thiết kế để đánh giá tiến trình cải cách và chính sách quản lý thị trường sản phẩm của từng quốc gia. OECD tính toán và công bố PMR 5 năm một lần bằng cách sử dụng các chỉ số như khảo sát công chức ở 38 quốc gia thành viên và 9 quốc gia không phải thành viên và Chỉ số thúc đẩy thương mại (Enabling Trade Index·ETI)của OECD.
Năm ngoái, PMR của Hàn Quốc là 1,35 điểm, tương đương với mức trung bình của OECD (1,34 điểm) và đứng thứ 20 trong số 38 quốc gia thành viên OECD. Đây là mức tăng 13 bậc so với năm 2018 (thứ 33), ghi nhận thứ hạng cao nhất từ trước đến nay của Hàn Quốc trong đánh giá PMR.
Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố trong lộ trình nền kinh tế năng động rằng sẽ nâng mức đánh giá PMR lên mức trung bình của OECD trong trung và dài hạn.
Theo lĩnh vực, Hàn Quốc đứng thứ 3 trong số các nước thành viên OECD trong đánh giá tác động pháp lý. Đặc biệt, nhận được đánh giá cao về đánh giá tác động đến cạnh tranh (vị trí số 1), sự tham gia của các bên liên quan (vị trí thứ 7) và tính tiên tiến của quy định vận động hành lang (vị trí thứ 8).
Điều này có nghĩa là việc đánh giá của chính phủ về tác động của các quy định và sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình này đang tiến triển thuận lợi.
Gánh nặng hành chính và pháp lý cũng được đánh giá là xuất sắc, xếp ở vị trí thứ 14 nhờ khía cạnh truyền thông và đơn giản hóa quy định (thứ 1) và gánh nặng hành chính doanh nghiệp (thứ 5). Gánh nặng hành chính của việc tự kinh doanh cũng nhận được đánh giá tốt, xếp thứ 10.
Xét về những biến dạng do quyền sở hữu của chính phủ gây ra, mức độ điều tiết của Hàn Quốc được đánh giá là yếu hơn mức trung bình của OECD, xếp thứ 15.
Mặt khác, sự can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp đứng ở gần cuối bảng, xếp thứ 36. Trong đó xếp hạng thấp về kiểm soát giá bán lẻ (thứ 36), sự can thiệp của chính phủ vào mạng lưới (thứ 37) và sự can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực dịch vụ (thứ 35).
Rào cản thương mại và đầu tư (thứ 36) cũng xếp ở nhóm cuối bảng do rào cản thuế quan (thứ 37). Tuy nhiên, các rào cản thương mại phi thuế quan được tính toán theo chỉ số thúc đẩy thương mại của OECD lại xếp thứ nhất và được đánh giá là tiên tiến nhất thế giới.
Rào cản gia nhập ngành dịch vụ và mạng lưới cũng được đánh giá là kém, xếp thứ 24. Điều này có nghĩa là cường độ điều tiết của chính phủ tương đối cao đối với việc gia nhập và cạnh tranh trong các lĩnh vực mạng lưới như năng lượng, truyền thông và vận tải.
OECD chỉ ra rằng khi tiến hành đấu thầu rộng rãi, Hàn Quốc có thể tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng bất kể quy mô và địa điểm của công ty; bên cạnh đó chính phủ Hàn Quốc vẫn còn dư địa để cắt giảm bớt quy định về giá bán lẻ.
Đồng thời, OECD đề nghị nên giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ, chẳng hạn như áp dụng hệ thống hoàng hôn (sunset provision: hệ thống tự động mất đi tác dụng của luật pháp và các quy định khác nhau sau một khoảng thời gian nhất định, nhằm loại bỏ những tác động tiêu cực không biến mất sau khi luật hoặc chính sách của chính phủ trở nên không cần thiết) cho hệ thống cấp giấy phép và trình độ chuyên môn cũng như chuyển đổi sang hệ thống đăng ký.
OECD cho biết vẫn còn chỗ để cải thiện các quy định về vận động hành lang chẳng hạn như giới thiệu một hệ thống đăng ký vận động hành lang.