Kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy người tiêu dùng Hàn Quốc truy cập vào các trung tâm mua sắm trực tuyến trung bình sáu lần một tháng và tiêu khoảng 110.000 won.
Bên cạnh đó, cứ 3 người dùng thì có một người gặp phải vấn đề không hài lòng, trong đó "chất lượng kém" là loại thường gặp nhất.
Vào ngày 29, Ủy ban Thương mại Công bằng (FTC) đã công bố ‘Kết quả khảo sát về việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ người tiêu dùng của các nhà khai thác nền tảng trong và ngoài nước’ với 8 nhà khai thác lớn của Hàn Quốc (Naver Shopping, Lotte On, 11st, G-Market, Auction, Interpark, KakaoTalk Shopping, Coupang) và các nhà khai thác nước ngoài (AliExpress, Temu) trong đó phân tích các trường hợp thiệt hại của người tiêu dùng liên quan đến thương mại điện tử kể từ năm 2021, đồng thời khảo sát mô hình và nhận thức sử dụng trung tâm mua sắm trực tuyến của khoảng 2.000 người tiêu dùng.
Theo kết quả khảo sát, trong năm 2023 người tiêu dùng Hàn Quốc đã từng sử dụng ít nhất một sàn thương mại điện tử và số lần sử dụng trung bình trong 1 tháng là 5,99 lần đối với sàn TMĐT trong nước và 2,10 lần với các sàn TMĐT nước ngoài.
Số tiền chi tiêu trung bình lần lượt là 109.640 won (khoảng 1,98 triệu VNĐ) và 49.737 won (khoảng 902.000 VNĐ).
Tỷ lệ người được hỏi gặp vấn đề không hài lòng ở mức 29,4% đối với các sàn TMĐT của Hàn Quốc và 28,8% đối với các sàn TMĐT nước ngoài.
Xét theo loại hình, "chất lượng kém" là vấn đề phổ biến nhất. Các vấn đề như "giao hàng sai và giao hàng chậm", "ghi nhãn và quảng cáo không phù hợp/quảng cáo phóng đại, sai sự thật" cũng được chỉ ra.
Thời gian phản hồi của các sàn TMĐT đối với các yêu cầu của người tiêu dùng trung bình là 1,8 ngày đối với các sàn TMĐT của Hàn Quốc, nhanh hơn 0,8 ngày so với các sàn TMĐT của nước ngoài.
Mức độ hài lòng của người tiêu dùng với quy trình giải quyết vấn đề của các sàn TMĐT là 3,21 điểm (trên thang điểm 5) đối với sàn TMĐT trong nước và 2,83 điểm ở với sàn TMĐT nước ngoài.
Từ năm 2021 đến quý I/2024, có tổng cộng 576.325 lượt tư vấn của người tiêu dùng liên quan đến thương mại điện tử đã được nhận tại 1372 Trung tâm Tư vấn Người tiêu dùng.
Trong cùng thời gian, có tổng cộng 1.454 vụ việc hòa giải tranh chấp được tiến hành cho các doanh nghiệp được khảo sát và tỷ lệ hòa giải thành công trung bình là 72,1%.
Một cuộc điều tra về tình trạng hoạt động của các nhà khai thác nền tảng đã tiết lộ những thiếu sót trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm việc cung cấp thông tin về nhà điều hành, giải quyết tranh chấp và bảo vệ người tiêu dùng.
Đầu tiên, các nền tảng ở nước ngoài như AliExpress và Temu vẫn thường cung cấp thông tin sản phẩm bằng ngôn ngữ dịch vụng về hoặc sử dụng phiên dịch để trả lời khiếu nại của người tiêu dùng.
Các vấn đề như không hiển thị đúng thông tin doanh nghiệp trên màn hình ban đầu của trang chủ hay chỉ hiển thị thông tin nước ngoài cũng được phát hiện.
Ủy ban Thương mại Công bằng cho biết: "Chúng tôi có kế hoạch đề xuất các cải tiến cho từng nền tảng liên quan đến các vấn đề được phát hiện qua cuộc khảo sát. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm những cải tiến thể chế phù hợp để làm cho thị trường trở nên công bằng hơn".
Vào ngày 29, Ủy ban Thương mại Công bằng (FTC) đã công bố ‘Kết quả khảo sát về việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ người tiêu dùng của các nhà khai thác nền tảng trong và ngoài nước’ với 8 nhà khai thác lớn của Hàn Quốc (Naver Shopping, Lotte On, 11st, G-Market, Auction, Interpark, KakaoTalk Shopping, Coupang) và các nhà khai thác nước ngoài (AliExpress, Temu) trong đó phân tích các trường hợp thiệt hại của người tiêu dùng liên quan đến thương mại điện tử kể từ năm 2021, đồng thời khảo sát mô hình và nhận thức sử dụng trung tâm mua sắm trực tuyến của khoảng 2.000 người tiêu dùng.
Theo kết quả khảo sát, trong năm 2023 người tiêu dùng Hàn Quốc đã từng sử dụng ít nhất một sàn thương mại điện tử và số lần sử dụng trung bình trong 1 tháng là 5,99 lần đối với sàn TMĐT trong nước và 2,10 lần với các sàn TMĐT nước ngoài.
Số tiền chi tiêu trung bình lần lượt là 109.640 won (khoảng 1,98 triệu VNĐ) và 49.737 won (khoảng 902.000 VNĐ).
Tỷ lệ người được hỏi gặp vấn đề không hài lòng ở mức 29,4% đối với các sàn TMĐT của Hàn Quốc và 28,8% đối với các sàn TMĐT nước ngoài.
Xét theo loại hình, "chất lượng kém" là vấn đề phổ biến nhất. Các vấn đề như "giao hàng sai và giao hàng chậm", "ghi nhãn và quảng cáo không phù hợp/quảng cáo phóng đại, sai sự thật" cũng được chỉ ra.
Thời gian phản hồi của các sàn TMĐT đối với các yêu cầu của người tiêu dùng trung bình là 1,8 ngày đối với các sàn TMĐT của Hàn Quốc, nhanh hơn 0,8 ngày so với các sàn TMĐT của nước ngoài.
Mức độ hài lòng của người tiêu dùng với quy trình giải quyết vấn đề của các sàn TMĐT là 3,21 điểm (trên thang điểm 5) đối với sàn TMĐT trong nước và 2,83 điểm ở với sàn TMĐT nước ngoài.
Từ năm 2021 đến quý I/2024, có tổng cộng 576.325 lượt tư vấn của người tiêu dùng liên quan đến thương mại điện tử đã được nhận tại 1372 Trung tâm Tư vấn Người tiêu dùng.
Trong cùng thời gian, có tổng cộng 1.454 vụ việc hòa giải tranh chấp được tiến hành cho các doanh nghiệp được khảo sát và tỷ lệ hòa giải thành công trung bình là 72,1%.
Một cuộc điều tra về tình trạng hoạt động của các nhà khai thác nền tảng đã tiết lộ những thiếu sót trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm việc cung cấp thông tin về nhà điều hành, giải quyết tranh chấp và bảo vệ người tiêu dùng.
Đầu tiên, các nền tảng ở nước ngoài như AliExpress và Temu vẫn thường cung cấp thông tin sản phẩm bằng ngôn ngữ dịch vụng về hoặc sử dụng phiên dịch để trả lời khiếu nại của người tiêu dùng.
Các vấn đề như không hiển thị đúng thông tin doanh nghiệp trên màn hình ban đầu của trang chủ hay chỉ hiển thị thông tin nước ngoài cũng được phát hiện.
Ủy ban Thương mại Công bằng cho biết: "Chúng tôi có kế hoạch đề xuất các cải tiến cho từng nền tảng liên quan đến các vấn đề được phát hiện qua cuộc khảo sát. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm những cải tiến thể chế phù hợp để làm cho thị trường trở nên công bằng hơn".