Vào ngày 1/12, Wall Street Journal (WSJ) của Hoa Kỳ đưa tin Huawei đã chế tạo được ra một chiếc điện thoại hoàn chỉnh mà không cần đến linh kiện của Mỹ.
Trước đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã liệt Huawei vào 'danh sách đen' và cấm các công ty trong nước thỏa thuận và giao dịch bán phụ tùng cho Huawei. Tuy nhiên gần đây, bộ này đang xem xét cho phép các công ty ngành công nghiệp Mỹ có thể tiếp tục giao dịch trở lại với Huawei, nhưng dường như động thái này đã quá muộn khi Huawei đã tự sản xuất được điện thoại hoàn chỉnh mà không cần đến phụ tùng của Hoa Kỳ.
Vào tháng 9, UBS OfficialHout Techno Solutions, một nhà nghiên cứu điện thoại di động Nhật Bản, cho biết, "Huawei đã cho ra mắt một điện thoại di động mà không tìm thấy linh kiện nào sản xuất ở Mỹ".
Được biết, Huawei đã cho ra mắt sản phẩm 'Mate 30' vào tháng 9 trước đó. Đây là sản phẩm cạnh tranh với iPhone11 của Apple.
Vào tháng 5, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa Huawei vào danh sách đen, cấm các doanh nghiệp Mỹ làm ăn với Huawei nhằm trừng phạt Trung Quốc. Ngay sau động thái này, xuất khẩu chất bán dẫn từ các nhà sản xuất chip nổi tiếng của Mỹ như Qualcomm và Intel đã dừng hoạt động và các doanh thu xuất khẩu của các công ty này giảm đột biến. Các công ty này ra sức phản đổi, yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm và bộ Thương mại nước này đang xem xét để tháo gỡ lệnh cấm.
Tuy nhiên, trong khi bộ Thương mại nước này còn đang đắn đó và xem xét việc tháo gỡ lệnh cấm, Huawei đã bắt đầu chuẩn bị đối sách thay thế các phụ tùng từ các doanh nghiệp và công ty Mỹ sang các phụ tùng linh kiện xuất xứ từ Hà Lan hoặc chính Trung Quốc.
Các chuyên gia bình luận rằng việc Huawei sản xuất ra một chiếc điện thoại hoàn chỉnh mà không sử dụng các phụ tùng và vật liệu của Mỹ chỉ trong thời gian ngắn thật đáng kinh ngạc.
Người phát ngôn của Huawei cho biết, "Chúng tôi vẫn thích các sản phẩm và phụ tùng được sản xuất tại Mỹ. Tuy nhiên, vì chính sách cấm vận của chính phủ Mỹ, chúng tôi cần khắc phục giảm mức độ phụ thuộc của mình vào các bộ phận và sản phẩm của Mỹ, thay vào đó là tìm kiếm các sản phẩm được sản xuất tại nội địa hoặc xuất xứ từ những khu vực khác".
Huawei không phải là công ty sản xuất và phát triển duy nhất công nghệ trên điện thoại di động. Công ty này cũng đang tham gia sản xuất các kỹ thuật và công nghệ truyền thông di động thế hệ tiếp theo (5G). Công ty này đang nỗ lực sử dụng các sản phẩm nội địa hóa hoặc đa dạng hóa các dây chuyền nhập khẩu để vận hành doanh nghiệp 5G mà không có các bộ phận của Hoa Kỳ.
Các chuyên gia nhận định, cuối cùng thì lệnh cấm vận Huawei của Hoa Kỳ không những không cô lập được Huawei mà ngược lại còn là động lực giúp công ty này cải tiến công nghệ, kỹ thuật tạo chỗ đứng riêng cho mình. Đây là còn là đòn 'gậy ông đập lưng ông' của Hoa Kỳ khi mà doanh thu của các doanh nghiệp bán dẫn trong nước đang giảm đột biến, mức độ phục thuộc của Huawei vào các doanh nghiệp này ngày càng giảm.
Trước đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã liệt Huawei vào 'danh sách đen' và cấm các công ty trong nước thỏa thuận và giao dịch bán phụ tùng cho Huawei. Tuy nhiên gần đây, bộ này đang xem xét cho phép các công ty ngành công nghiệp Mỹ có thể tiếp tục giao dịch trở lại với Huawei, nhưng dường như động thái này đã quá muộn khi Huawei đã tự sản xuất được điện thoại hoàn chỉnh mà không cần đến phụ tùng của Hoa Kỳ.
Được biết, Huawei đã cho ra mắt sản phẩm 'Mate 30' vào tháng 9 trước đó. Đây là sản phẩm cạnh tranh với iPhone11 của Apple.
Vào tháng 5, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa Huawei vào danh sách đen, cấm các doanh nghiệp Mỹ làm ăn với Huawei nhằm trừng phạt Trung Quốc. Ngay sau động thái này, xuất khẩu chất bán dẫn từ các nhà sản xuất chip nổi tiếng của Mỹ như Qualcomm và Intel đã dừng hoạt động và các doanh thu xuất khẩu của các công ty này giảm đột biến. Các công ty này ra sức phản đổi, yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm và bộ Thương mại nước này đang xem xét để tháo gỡ lệnh cấm.
Tuy nhiên, trong khi bộ Thương mại nước này còn đang đắn đó và xem xét việc tháo gỡ lệnh cấm, Huawei đã bắt đầu chuẩn bị đối sách thay thế các phụ tùng từ các doanh nghiệp và công ty Mỹ sang các phụ tùng linh kiện xuất xứ từ Hà Lan hoặc chính Trung Quốc.
Các chuyên gia bình luận rằng việc Huawei sản xuất ra một chiếc điện thoại hoàn chỉnh mà không sử dụng các phụ tùng và vật liệu của Mỹ chỉ trong thời gian ngắn thật đáng kinh ngạc.
Người phát ngôn của Huawei cho biết, "Chúng tôi vẫn thích các sản phẩm và phụ tùng được sản xuất tại Mỹ. Tuy nhiên, vì chính sách cấm vận của chính phủ Mỹ, chúng tôi cần khắc phục giảm mức độ phụ thuộc của mình vào các bộ phận và sản phẩm của Mỹ, thay vào đó là tìm kiếm các sản phẩm được sản xuất tại nội địa hoặc xuất xứ từ những khu vực khác".
Huawei không phải là công ty sản xuất và phát triển duy nhất công nghệ trên điện thoại di động. Công ty này cũng đang tham gia sản xuất các kỹ thuật và công nghệ truyền thông di động thế hệ tiếp theo (5G). Công ty này đang nỗ lực sử dụng các sản phẩm nội địa hóa hoặc đa dạng hóa các dây chuyền nhập khẩu để vận hành doanh nghiệp 5G mà không có các bộ phận của Hoa Kỳ.
Các chuyên gia nhận định, cuối cùng thì lệnh cấm vận Huawei của Hoa Kỳ không những không cô lập được Huawei mà ngược lại còn là động lực giúp công ty này cải tiến công nghệ, kỹ thuật tạo chỗ đứng riêng cho mình. Đây là còn là đòn 'gậy ông đập lưng ông' của Hoa Kỳ khi mà doanh thu của các doanh nghiệp bán dẫn trong nước đang giảm đột biến, mức độ phục thuộc của Huawei vào các doanh nghiệp này ngày càng giảm.