THẾ GIỚI

Giá dầu thế giới đã rớt xuống dưới 17 USD/thùng…Thấp nhất trong vòng 18 năm

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)13:45 20-04-2020
9 giờ sáng ngày 20/4 giá dầu giao tháng 5 đã phá vỡ dòng 17 USD

Xu hướng giá dầu WTI giao tháng 5 vào lúc 9 giờ sáng ngày 20/4[Ảnh=Chụp màn hình]

Hiện nay sự sụt giảm giá dầu quốc tế không còn là điều quá bất thường. Vào ngày 20/4, giá dầu thô Tây Texas (WTI) của Hoa Kỳ đã giảm hơn 7%, phá vỡ mức giá 17 USD.

Giá WTI giao hàng trong tháng 5 vào lúc 9 giờ sáng là 16,98 USD, giảm 7,01% (1,28 USD) so với phiên giao dịch trước đó. Đây là mức thấp nhất trong khoảng từ 18 năm kể từ tháng 11/2001.

Giá WTI vốn đã giảm 20% chỉ trong tuần qua, đến hôm nay lại phá vỡ đáy và tiếp tục đà giảm.

Do cuộc khủng hoảng Covid19, nhu cầu dầu thô toàn cầu đã giảm mạnh xuống 30% (30 triệu thùng mỗi ngày), nhưng nguồn cung dầu thô lại đang nhiều quá mức cần thiết. Ngoài ra, sau cuộc họp cắt giảm của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+) vào tháng 3, Ả Rập Xê Út và Nga đã cạnh tranh tăng nguồn cung nhằm gia tăng thị phần đã khiến giá dầu quốc tế tiếp tục giảm mạnh.

Cuối cùng, khi phải đối mặt với áp lực cắt giảm sản lượng từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+) đã đồng ý cắt giảm 9,7 triệu thùng mỗi ngày trong hai tháng, nhưng vẫn không thể theo kịp sự sụt giảm của giá dầu quốc tế.

Đây là mức giảm lớn nhất trong lịch sử kể từ sau cú sốc dầu thô (oil shock), nhưng do số lượng cắt giảm vẫn không thấm vào đâu so với sự thu hẹp quy mô của nhu cầu toàn cầu nên động thái cắt giảm này được cho là 'không có tác dụng'. Đặc biệt, Hoa Kỳ, vốn gây áp lực về cắt giảm sản xuất, đã không tham gia vào thỏa thuận, điều này gây ra khiếu nại từ các nước thành viên OPEC+, và sự bất đồng giữa các quốc gia tham gia thỏa thuận cắt giảm cũng rất lo lắng.

Ý nghĩa của việc WTI giảm xuống dưới mức 17 USD cũng rất đáng kể bởi ngành công nghiệp dầu thô vốn gọi cho ràng mức giá 17 USD là 'thung lũng của cái chết'.

Chìa khóa cho vấn đề này là 'thung lũng chết' của giá dầu thế giới ở mức 17 USD sẽ tồn tại bao lâu, hoặc nó sẽ phục hồi nhanh như thế nào. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới hiện đang trải qua cú sốc tăng trưởng âm 6,8% trong quý đầu năm nay do cuộc khủng hoảng Covid19 nên rất khó dự đoán cho sự tăng trưởng trở lại của giá dầu thế giới tại thời điểm này.

Về vấn đề này, Bloomberg đã đưa ra nhận định "Có thể coi đây là một vụ đánh cược ngắn hạn nhưng các nhà quản lý quỹ phòng hộ (hedge fund) hiện đã lao vào mua dầu với mức thấp".

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기