Thay vì ra ngoài rạp, xư hướng sử dụng các ứng dụng OTT (89.2%) tăng cao
Sau Covid19, chi tiêu hàng tháng của nam giới và phụ nữ trưởng thành trong độ tuổi 20~30 đã giảm một nửa so với năm trước. Được biết, chi phí sinh dành cho đời sống văn hóa, trung bình là 140.800 won/tháng trước khi dịch bệnh diễn ra nay đã giảm xuống còn 78.200 won/tháng
Job Korea (CEO Yoon Byeong-jun) một cổng thông tin việc làm bán thời gian cùng với Albamon, gần đây đã thực hiện một cuộc khảo sát về chủ đề 'Tình trạng đời sống văn hóa sau Covid19', với 4.229 nam và nữ trưởng thành bao gồm sinh viên đại học, người đang tìm kiếm việc làm và nhân viên văn phòng.
Theo kết quả của cuộc khảo sát chung giữa Job Korea và Albamon, 71,5% số người được hỏi trả lời rằng 'tần suất có các hoạt động sinh hoạt văn hóa đã giảm đáng kể kể từ khi dịch bệnh xuất hiện'. Chỉ 24,3% số người được hỏi cho biết 'vẫn tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa tương tự như trước đây', và 4,2% trả lời 'tần suất đã tăng lên'.
Khi tần suất của đời sống văn hóa giảm, sự hài lòng cũng giảm đáng kể. Theo kết quả cuộc khảo sát, 64,3% số người được hỏi cho biết “Sau Covid19, sự hài lòng với đời sống văn hóa đã giảm đáng kể”. Chỉ có 3,4% người được hỏi cho biết 'mức độ hài lòng đã tăng lên' và 32,3% trả lời là 'mức độ tương tự'.
Thực tế, các khoản chi cho sinh hoạt văn hóa hàng tháng cũng đã giảm đáng kể.
Theo khảo sát, chi phí sinh hoạt văn hóa trung bình sau khi dịch Covid19 hoành hành là 78.200 won mỗi tháng (* kết quả phản hồi chủ quan). So với chi phí dành cho các hoạt động văn hóa trước khi dịch bệnh bùng phát là 140.800 won thì con số này đã giảm 71.600 won tương đương mức 48%.
Sau Covid19, chi phí sinh hoạt văn hóa hàng tháng cao nhất là 109.900 won đối với nhân viên văn phòng, 71.500 won đối với sinh viên đại học và 69.900 won đối với sinh viên tốt nghiệp đang đi tìm việc.
Vậy cụ thể, đời sống văn hóa của thanh thiếu niên độ tuổi 20~30 đã thay đổi như thế nào? Đầu tiên Job Korea hỏi liệu "Có bất kỳ hoạt động văn hóa nào bị từ bỏ sau khi dịch Covid19 xuất hiện không?" thì kết quả có đến 94,4% trả lời 'Có ít nhất một hoạt động văn hóa mà tôi rất thích trước đây, nhưng đã phải tạm thời từ bỏ do ảnh hưởng của Covid19'.
Đối với hoạt động văn hóa (* nhiều phản hồi) phải tạm thời từ bỏ sau Covid19, 'xem phim mới phát hành tại rạp' (74,2%, dựa trên tỷ lệ phản hồi)' được xếp hạng đầu tiên. Tiếp theo, ‘Xem nhạc kịch, kịch, hòa nhạc và các buổi biểu diễn khác' (49,0%) và ‘Tham gia các lễ hội như lễ hội nhạc rock' (29,0) được xếp ở vị trí thứ 2 và thứ 3.
Ngoài ra, 'Xem các trận thi đấu trực tiếp tại các sân vận động thể thao như bóng đá và bóng chày' (19,1%), 'Tham gia biểu diễn đường phố, chợ trời (flea market), v.v.' (18,5%), 'Triển lãm / trải nghiệm như khoa nghệ thuật' (18,4%), 'Đọc sách tại thư viện / hiệu sách' (18,0%) và' Tham gia các buổi tụ họp văn hóa như lớp học một ngày (one day class) và câu lạc bộ' (15,5%) cũng là những hoạt động văn hóa bị loại bỏ do lo lắng về nguy cơ lây nhiễm Covid19. Các ý kiến khác cho rằng họ không thể sử dụng các cơ sở văn hóa và giải trí như 'Honkono (đến phòng hát karaoke bằng đồng xu)', “Tiệm net (PC room)”, “Cafe truyện tranh (Manga cafe)”.
Theo đó, do tạm thời phải hạn chế các hoạt động đời sống văn hóa tham gia trực tiếp, các hoạt động khác thực hiện theo phương thức trực tuyến đã tăng lên. Theo Job Korea, 85,9% người được khảo sát trả lời rằng "Có tìm ra được hoạt động văn hóa mới hoặc thú vị hơn sau Covid19'. Sau khi dịch bệnh diễn ra, đời sống văn hóa mới được nhiều người tham gia nhất là ‘Xem nội dung video như phim và phim truyền hình thông qua các dịch vụ OTT (Netflix, Watcha, Wave, v.v.)' với tổng tỷ lệ phản hồi là 89,2%.
Vị trí thứ 2 là 'Xem các buổi biểu diễn trực tuyến như phát trực tiếp buổi hòa nhạc' (27,3%) và vị trí thứ 3 là 'Xem các chương trình phát sóng các sự kiện thể thao trực tuyến' (17,8%). Ngoài ra còn có 'đọc sách điện tử' (16,2%), 'xem phim tại các rạp chiếu phim ở bãi đỗ xe' (10,5%), 'mượn sách qua đặt trước tại thư viện' (9,2%), 'tham gia các chương trình trải nghiệm văn hóa nghệ thuật trực tuyến' (9,2%) cũng là những hoạt động được thanh thiếu niên thực hiện thay thế cho các hoạt động văn hóa tiếp xúc trực tiếp.
Theo kết quả của cuộc khảo sát chung giữa Job Korea và Albamon, 71,5% số người được hỏi trả lời rằng 'tần suất có các hoạt động sinh hoạt văn hóa đã giảm đáng kể kể từ khi dịch bệnh xuất hiện'. Chỉ 24,3% số người được hỏi cho biết 'vẫn tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa tương tự như trước đây', và 4,2% trả lời 'tần suất đã tăng lên'.
Khi tần suất của đời sống văn hóa giảm, sự hài lòng cũng giảm đáng kể. Theo kết quả cuộc khảo sát, 64,3% số người được hỏi cho biết “Sau Covid19, sự hài lòng với đời sống văn hóa đã giảm đáng kể”. Chỉ có 3,4% người được hỏi cho biết 'mức độ hài lòng đã tăng lên' và 32,3% trả lời là 'mức độ tương tự'.
Thực tế, các khoản chi cho sinh hoạt văn hóa hàng tháng cũng đã giảm đáng kể.
Theo khảo sát, chi phí sinh hoạt văn hóa trung bình sau khi dịch Covid19 hoành hành là 78.200 won mỗi tháng (* kết quả phản hồi chủ quan). So với chi phí dành cho các hoạt động văn hóa trước khi dịch bệnh bùng phát là 140.800 won thì con số này đã giảm 71.600 won tương đương mức 48%.
Sau Covid19, chi phí sinh hoạt văn hóa hàng tháng cao nhất là 109.900 won đối với nhân viên văn phòng, 71.500 won đối với sinh viên đại học và 69.900 won đối với sinh viên tốt nghiệp đang đi tìm việc.
Vậy cụ thể, đời sống văn hóa của thanh thiếu niên độ tuổi 20~30 đã thay đổi như thế nào? Đầu tiên Job Korea hỏi liệu "Có bất kỳ hoạt động văn hóa nào bị từ bỏ sau khi dịch Covid19 xuất hiện không?" thì kết quả có đến 94,4% trả lời 'Có ít nhất một hoạt động văn hóa mà tôi rất thích trước đây, nhưng đã phải tạm thời từ bỏ do ảnh hưởng của Covid19'.
Đối với hoạt động văn hóa (* nhiều phản hồi) phải tạm thời từ bỏ sau Covid19, 'xem phim mới phát hành tại rạp' (74,2%, dựa trên tỷ lệ phản hồi)' được xếp hạng đầu tiên. Tiếp theo, ‘Xem nhạc kịch, kịch, hòa nhạc và các buổi biểu diễn khác' (49,0%) và ‘Tham gia các lễ hội như lễ hội nhạc rock' (29,0) được xếp ở vị trí thứ 2 và thứ 3.
Ngoài ra, 'Xem các trận thi đấu trực tiếp tại các sân vận động thể thao như bóng đá và bóng chày' (19,1%), 'Tham gia biểu diễn đường phố, chợ trời (flea market), v.v.' (18,5%), 'Triển lãm / trải nghiệm như khoa nghệ thuật' (18,4%), 'Đọc sách tại thư viện / hiệu sách' (18,0%) và' Tham gia các buổi tụ họp văn hóa như lớp học một ngày (one day class) và câu lạc bộ' (15,5%) cũng là những hoạt động văn hóa bị loại bỏ do lo lắng về nguy cơ lây nhiễm Covid19. Các ý kiến khác cho rằng họ không thể sử dụng các cơ sở văn hóa và giải trí như 'Honkono (đến phòng hát karaoke bằng đồng xu)', “Tiệm net (PC room)”, “Cafe truyện tranh (Manga cafe)”.
Theo đó, do tạm thời phải hạn chế các hoạt động đời sống văn hóa tham gia trực tiếp, các hoạt động khác thực hiện theo phương thức trực tuyến đã tăng lên. Theo Job Korea, 85,9% người được khảo sát trả lời rằng "Có tìm ra được hoạt động văn hóa mới hoặc thú vị hơn sau Covid19'. Sau khi dịch bệnh diễn ra, đời sống văn hóa mới được nhiều người tham gia nhất là ‘Xem nội dung video như phim và phim truyền hình thông qua các dịch vụ OTT (Netflix, Watcha, Wave, v.v.)' với tổng tỷ lệ phản hồi là 89,2%.
Vị trí thứ 2 là 'Xem các buổi biểu diễn trực tuyến như phát trực tiếp buổi hòa nhạc' (27,3%) và vị trí thứ 3 là 'Xem các chương trình phát sóng các sự kiện thể thao trực tuyến' (17,8%). Ngoài ra còn có 'đọc sách điện tử' (16,2%), 'xem phim tại các rạp chiếu phim ở bãi đỗ xe' (10,5%), 'mượn sách qua đặt trước tại thư viện' (9,2%), 'tham gia các chương trình trải nghiệm văn hóa nghệ thuật trực tuyến' (9,2%) cũng là những hoạt động được thanh thiếu niên thực hiện thay thế cho các hoạt động văn hóa tiếp xúc trực tiếp.