Các ngành dịch vụ trực tiếp·tiêu dùng tiếp tục suy thoái khiến nền kinh tế ngày càng suy yếu
Phải mất nhiều thời gian để ngăn chặn hoàn toàn dịch bệnh dù cho có vắc xin
Lo ngại về sụp đổ kinh tế vào tháng 2~3/2021
Khi sự lây lan của coronavirus mới (Covid19) ngày càng trở nên nghiêm trọng, nền kinh tế của Hàn Quốc đang đứng trước nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng ‘all-stop’. Với đợt bùng phát thứ nhất và thứ hai vào tháng 2~3 và tháng 8 năm nay, làn sóng lây lan thứ 3 đang kéo nền kinh tế Hàn Quốc vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng hơn trước đó. Cũng có một sự chắc chắn về một sự “sụt giảm kép” (double dip), trong đó nền kinh tế, vốn đã phục hồi rực rỡ trong quý III, có nguy cơ lại rơi vào suy thoái vào cuối năm này và đầu năm sau.
Việc tiêm chủng vắc xin phòng ngừa Covid19 gần đây đã bắt đầu ở một số quốc gia, nhưng sẽ mất một thời gian đáng kể trước khi việc tiêm chủng rộng rãi mang lại khả năng miễn dịch hàng loạt và ngăn chặn được những lo ngại về việc lây lan bệnh truyền nhiễm. Các chuyên gia dự đoán rằng sẽ không dễ dàng để phá vỡ sự lây lan nhanh chóng ngay cả khi biện pháp giãn cách xã hội được tăng cường, vì các ca nhiễm tiềm ẩn đang lan rộng trong cộng đồng và đây là mùa đông thuận lợi cho sự tồn tại của virus. Để đối phó với dịch bệnh, các khoản nợ công và nợ tư nhân đã tăng lên đáng kế khiến cho nhiều ý kiến lo ngại có thể dẫn đến sự sụp đổ kinh tế vào tháng 2~3 năm sau.
Theo Bộ Chiến lược và Tài chính, Văn phòng Thống kê Quốc gia và Ngân hàng Hàn Quốc vào ngày 14, nền kinh tế Hàn Quốc đã phục hồi trong quý 3, nhưng vẫn đang trong tình trạng suy thoái nếu so với một năm trước. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế trong quý 3 là 45,78 nghìn tỷ won, tăng 2,1% so với quý 2 (44,82 nghìn tỷ won), nhưng giảm 1,1% so với quý 3 năm ngoái (46,27 tỷ won).
Sự khác biệt thậm chí còn rõ ràng hơn nếu so sánh theo ngành và lĩnh vực. Xuất khẩu đã tăng lên kể từ tháng 10 nhờ xuất khẩu sang Trung Quốc và doanh số bán chất bán dẫn, nhưng ngành dịch vụ và tiêu dùng tư nhân, chủ yếu trong ngành dịch vụ trực tiếp, lại ghi nhận kết quả tồi tệ nhất.
Tiêu dùng tư nhân đã duy trì mức âm trong 3 quý liên tiếp từ đầu năm nay với quý I ghi nhận mức -4.8% cho đến quý II là -4,0% và quý III đạt -4,4%. Đặc biệt, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trực diện như ăn uống, nhà nghỉ, hàng không, du lịch, biểu diễn, thể thao, cũng như doanh thu của các chủ doanh nghiệp nhỏ và tự doanh đều giảm gần một nửa và có nguy cơ bị khai tử khi tình hình kinh doanh ảm đạm này đã kéo dài gần một năm.
Thị trường tuyển dụng cũng rơi vào tình trạng tồi tệ nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Số người có việc làm đã tiếp tục giảm trong 8 tháng từ tháng 3 cho đến tháng 10 năm nay, và mức giảm cũng tăng lên 400.000 người. Những khó khăn hiện nay mà những người trẻ tuổi phải đối mặt dường như không có có bất kỳ giải pháp nào khả thi, và số người nghỉ việc tạm thời là 600.000 người, tăng 61,6% so với một năm trước. Do tình trạng hỗn loạn việc làm và khủng hoảng lao động tự do, thu nhập từ việc làm và kinh doanh của các hộ gia đình giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo nhu cầu tiêu dùng cũng bị thu hẹp.
Do đó, nền tảng kinh tế vốn đã bị suy yếu cộng với việc số trường hợp các ca nhiễm mới được xác nhận gần đây đã vượt quá con số 1.000 ca/ngày thì tình hình hiện tại của Hàn Quốc đang phải đối mặt là nghiêm trọng nhất kể từ khi dịch Covid19 bùng phát và có nguy cơ cao sẽ dẫn đến khủng hoảng làm tê liệt hoạt động kinh tế. Đặc biệt, các nhóm dễ bị tổn thương như lao động tự do, chủ doanh nghiệp nhỏ, lao động tạm thời, thanh niên và phụ nữ là những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức. Khi khủng hoảng Covid19 kéo dài, điều này có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán cho vay, gây ra rạn nứt trong các nguyên tắc cơ bản như hệ thống tài chính.
Do đó, ngày càng có nhiều khả năng xảy ra “sự sụt giảm kép”, trong đó nền kinh tế sẽ giảm trở lại vào cuối năm nay và kéo dài ít nhất là đến đầu năm sau. Viện Nghiên cứu Kinh tế Hyundai gần đây đã cảnh báo về “làn sóng sốc kinh tế thứ hai” thông qua một báo cáo về điều kiện kinh tế. Viện nghiên cứu Hyundai cho biết, “Nền kinh tế Hàn Quốc trong quý 4 đang trên đà cải thiện dần dần tiệm cận lại với mức tăng trưởng kinh tế của quý 2, nhưng sự suy giảm của tiêu dùng tư nhân vẫn đang ngăn cản một giai đoạn phục hồi kinh tế toàn diện. Nếu làn sóng lây lan quy mô lớn không thể xử lý được xảy ra ở nước ngoài hoặc trong nước, có khả năng nền kinh tế Hàn Quốc sẽ phải hứng chịu một đợt sóng suy thoái kinh tế tạm thời trong quý đầu tiên của năm tới kéo theo khả năng sụt giảm kinh tế trên diện rộng lần thứ hai."
Việc tiêm chủng vắc xin phòng ngừa Covid19 gần đây đã bắt đầu ở một số quốc gia, nhưng sẽ mất một thời gian đáng kể trước khi việc tiêm chủng rộng rãi mang lại khả năng miễn dịch hàng loạt và ngăn chặn được những lo ngại về việc lây lan bệnh truyền nhiễm. Các chuyên gia dự đoán rằng sẽ không dễ dàng để phá vỡ sự lây lan nhanh chóng ngay cả khi biện pháp giãn cách xã hội được tăng cường, vì các ca nhiễm tiềm ẩn đang lan rộng trong cộng đồng và đây là mùa đông thuận lợi cho sự tồn tại của virus. Để đối phó với dịch bệnh, các khoản nợ công và nợ tư nhân đã tăng lên đáng kế khiến cho nhiều ý kiến lo ngại có thể dẫn đến sự sụp đổ kinh tế vào tháng 2~3 năm sau.
Theo Bộ Chiến lược và Tài chính, Văn phòng Thống kê Quốc gia và Ngân hàng Hàn Quốc vào ngày 14, nền kinh tế Hàn Quốc đã phục hồi trong quý 3, nhưng vẫn đang trong tình trạng suy thoái nếu so với một năm trước. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế trong quý 3 là 45,78 nghìn tỷ won, tăng 2,1% so với quý 2 (44,82 nghìn tỷ won), nhưng giảm 1,1% so với quý 3 năm ngoái (46,27 tỷ won).
Sự khác biệt thậm chí còn rõ ràng hơn nếu so sánh theo ngành và lĩnh vực. Xuất khẩu đã tăng lên kể từ tháng 10 nhờ xuất khẩu sang Trung Quốc và doanh số bán chất bán dẫn, nhưng ngành dịch vụ và tiêu dùng tư nhân, chủ yếu trong ngành dịch vụ trực tiếp, lại ghi nhận kết quả tồi tệ nhất.
Tiêu dùng tư nhân đã duy trì mức âm trong 3 quý liên tiếp từ đầu năm nay với quý I ghi nhận mức -4.8% cho đến quý II là -4,0% và quý III đạt -4,4%. Đặc biệt, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trực diện như ăn uống, nhà nghỉ, hàng không, du lịch, biểu diễn, thể thao, cũng như doanh thu của các chủ doanh nghiệp nhỏ và tự doanh đều giảm gần một nửa và có nguy cơ bị khai tử khi tình hình kinh doanh ảm đạm này đã kéo dài gần một năm.
Thị trường tuyển dụng cũng rơi vào tình trạng tồi tệ nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Số người có việc làm đã tiếp tục giảm trong 8 tháng từ tháng 3 cho đến tháng 10 năm nay, và mức giảm cũng tăng lên 400.000 người. Những khó khăn hiện nay mà những người trẻ tuổi phải đối mặt dường như không có có bất kỳ giải pháp nào khả thi, và số người nghỉ việc tạm thời là 600.000 người, tăng 61,6% so với một năm trước. Do tình trạng hỗn loạn việc làm và khủng hoảng lao động tự do, thu nhập từ việc làm và kinh doanh của các hộ gia đình giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo nhu cầu tiêu dùng cũng bị thu hẹp.
Do đó, nền tảng kinh tế vốn đã bị suy yếu cộng với việc số trường hợp các ca nhiễm mới được xác nhận gần đây đã vượt quá con số 1.000 ca/ngày thì tình hình hiện tại của Hàn Quốc đang phải đối mặt là nghiêm trọng nhất kể từ khi dịch Covid19 bùng phát và có nguy cơ cao sẽ dẫn đến khủng hoảng làm tê liệt hoạt động kinh tế. Đặc biệt, các nhóm dễ bị tổn thương như lao động tự do, chủ doanh nghiệp nhỏ, lao động tạm thời, thanh niên và phụ nữ là những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức. Khi khủng hoảng Covid19 kéo dài, điều này có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán cho vay, gây ra rạn nứt trong các nguyên tắc cơ bản như hệ thống tài chính.
Do đó, ngày càng có nhiều khả năng xảy ra “sự sụt giảm kép”, trong đó nền kinh tế sẽ giảm trở lại vào cuối năm nay và kéo dài ít nhất là đến đầu năm sau. Viện Nghiên cứu Kinh tế Hyundai gần đây đã cảnh báo về “làn sóng sốc kinh tế thứ hai” thông qua một báo cáo về điều kiện kinh tế. Viện nghiên cứu Hyundai cho biết, “Nền kinh tế Hàn Quốc trong quý 4 đang trên đà cải thiện dần dần tiệm cận lại với mức tăng trưởng kinh tế của quý 2, nhưng sự suy giảm của tiêu dùng tư nhân vẫn đang ngăn cản một giai đoạn phục hồi kinh tế toàn diện. Nếu làn sóng lây lan quy mô lớn không thể xử lý được xảy ra ở nước ngoài hoặc trong nước, có khả năng nền kinh tế Hàn Quốc sẽ phải hứng chịu một đợt sóng suy thoái kinh tế tạm thời trong quý đầu tiên của năm tới kéo theo khả năng sụt giảm kinh tế trên diện rộng lần thứ hai."