YouTube và Netflix, các nhà cung cấp dịch vụ video trực tuyến (OTT) toàn cầu, đang hưởng lợi nhờ việc coronavirus mới (Covid19) kéo dài. Với khả năng cạnh tranh nội dung khác biệt, 2 gã khổng lồ trong ngành OTT thế giới tiếp tục duy trì được sự phổ biến tại Hàn Quốc. Đã từ khá lâu thị trường OTT nội địa Hàn Quốc cũng trở thành sân chơi của riêng YouTube và Netflix. Theo đó, các công ty OTT trong nước hiện đang dốc toàn lực để bảo vệ thị trường của mình, thậm chí còn không ngần ngại 'bắt tay' với các đối thủ cạnh tranh.
Vào ngày 4, Naver đã thêm dịch vụ OTT của CJ E&M 'Tving' vào dịch vụ đăng ký 'Naver Plus Membership' của mình.
'Naver Plus Membership' là dịch vụ đăng ký bao gồm nhiều dịch vụ trả phí khác nhau của Naver như quyền sử dụng Naver Internet Manga (webtoon), lợi ích giảm giá mua sắm trên Naver và nghe nhạc miễn phí, v.v với giá 3.900 won mỗi tháng. Naver đã và đang cung cấp dịch vụ video theo yêu cầu (VOD) trong 'Naver Series On', nhưng đã quyết định cho thêm dịch vụ của bên thứ ba, 'Tving' để tăng cường khả năng cạnh tranh về nội dung.
Trước đó, Naver đã ký một hợp đồng đầu tư cổ phần hợp tác với CJ Group vào năm ngoái để trao đổi cổ phiếu quỹ trị giá khoảng 600 tỷ won. Trong số này, Naver đã chi 150 tỷ won để mua lại cổ phiếu của CJ E&M. Ngoài ra, Naver cũng đã tham gia vào đợt kêu gọi tăng vốn đầu tư trị giá 150 tỷ won cho Studio Dragon, một công ty sản xuất nội dung của CJ E&M.
Wave, một OTT do SK Telecom và ba công ty truyền hình mặt đất cùng điều hành, cũng đang mở rộng liên minh với Kakao. SK Telecom đã trao đổi cổ phần trị giá 300 tỷ won với Kakao vào năm 2019. Bắt đầu từ việc này, Kakao Entertainment cũng sẽ hợp tác để cung cấp nội dung của riêng mình cho Wave.
Các dịch vụ OTT đang cạnh tranh ở Hàn Quốc như Wave, Tving và Watcha gần đây đã ra mắt Hội đồng OTT Hàn Quốc và quyết định đưa ra tiếng nói về các vấn đề chính sách và quy định. Đặc biệt, họ được biết là tập trung vào vấn đề phân biệt đối xử ngược (reverse discrimination), vốn không áp dụng cho các dịch vụ ở nước ngoài như Netflix trong các quy định liên quan đến OTT.
Lý do khiến các công ty trong nước hợp sức là do YouTube và Netflix, 2 gã khổng lồ ngành OTT thế giới đang biến Hàn Quốc thành sân chơi cho riêng mình. Theo 'Khảo sát việc sử dụng Internet năm 2020' do Bộ Khoa học và CNTT-TT công bố gần đây, tỷ lệ sử dụng dịch vụ video trong nước tăng 11,5 điểm phần trăm từ 81,2% năm 2019 lên 92,7% năm 2020, trong khi thời gian sử dụng trung bình trên tuần cũng tăng từ 4,5 giờ lên 6,0 giờ.
Tổng thời gian sử dụng đã tăng lên, nhưng đáng chú ý là tình trạng vui buồn lẫn lộn giữa các của công ty cung cấp dịch vụ OTT. Năm ngoái, tỷ lệ người dùng cho biết họ sử dụng YouTube và Netflix lần lượt là 87,9% và 17%, tăng 11 điểm phần trăm và 9,6 điểm phần trăm so với năm 2019. Mặt khác, Naver, vốn là công ty đứng thứ hai trong năm 2019, đã sụt giảm từ 36,1% xuống 30,2%, và Africa TV cũng giảm từ 17,8% xuống 10,4%. Wave cũng mất thị phần khi từ 4,2% tụt xuống còn 3,2%.
Qua đó, có thể dễ dàng thấy rằng sẽ rất khó để đối đầu với YouTube (nền tảng video lớn nhất thế giới) hay Netflix (công ty mỗi năm đều đầu tư hơn 20 nghìn tỷ won vào việc sản xuất nội dung), nếu chỉ dựa trên khả năng cạnh tranh riêng lẻ của mỗi công ty.
Kể từ khi ra mắt tại Hàn Quốc vào năm 2015 đến nay, Netflix đã chi 800 tỷ won cho việc cung cấp nội dung cho thị trường nội địa Hàn Quốc. Năm nay, Netflix dự kiến tiếp tục rót thêm 500 tỷ won vào công việc này. Ngoài ra, Disney+ cũng sẽ đổ bộ vào thị trường Hàn Quốc bằng cách hợp tác với các hãng di động trong nước trong năm nay.
Một quan chức trong ngành OTT cho biết “Nhu cầu về nội dung ở nước ngoài cũng như nội dung trong nước ngày càng bị Netflix và YouTube thâu tóm. Đúng là ngay cả khi nhiều nền tảng nội địa kết hợp với nhau thì sự cạnh tranh giành lại thị phần cũng rất khó khăn."
Naver x CJ, Kakao x SKT…K-OTT hợp tác cùng phát triển
Vào ngày 4, Naver đã thêm dịch vụ OTT của CJ E&M 'Tving' vào dịch vụ đăng ký 'Naver Plus Membership' của mình.
'Naver Plus Membership' là dịch vụ đăng ký bao gồm nhiều dịch vụ trả phí khác nhau của Naver như quyền sử dụng Naver Internet Manga (webtoon), lợi ích giảm giá mua sắm trên Naver và nghe nhạc miễn phí, v.v với giá 3.900 won mỗi tháng. Naver đã và đang cung cấp dịch vụ video theo yêu cầu (VOD) trong 'Naver Series On', nhưng đã quyết định cho thêm dịch vụ của bên thứ ba, 'Tving' để tăng cường khả năng cạnh tranh về nội dung.
Trước đó, Naver đã ký một hợp đồng đầu tư cổ phần hợp tác với CJ Group vào năm ngoái để trao đổi cổ phiếu quỹ trị giá khoảng 600 tỷ won. Trong số này, Naver đã chi 150 tỷ won để mua lại cổ phiếu của CJ E&M. Ngoài ra, Naver cũng đã tham gia vào đợt kêu gọi tăng vốn đầu tư trị giá 150 tỷ won cho Studio Dragon, một công ty sản xuất nội dung của CJ E&M.
Wave, một OTT do SK Telecom và ba công ty truyền hình mặt đất cùng điều hành, cũng đang mở rộng liên minh với Kakao. SK Telecom đã trao đổi cổ phần trị giá 300 tỷ won với Kakao vào năm 2019. Bắt đầu từ việc này, Kakao Entertainment cũng sẽ hợp tác để cung cấp nội dung của riêng mình cho Wave.
Các dịch vụ OTT đang cạnh tranh ở Hàn Quốc như Wave, Tving và Watcha gần đây đã ra mắt Hội đồng OTT Hàn Quốc và quyết định đưa ra tiếng nói về các vấn đề chính sách và quy định. Đặc biệt, họ được biết là tập trung vào vấn đề phân biệt đối xử ngược (reverse discrimination), vốn không áp dụng cho các dịch vụ ở nước ngoài như Netflix trong các quy định liên quan đến OTT.
"Một mình đấu lại những "gã khổng lồ" ngành OTT như YouTube và Netflix là điều quá sức"
Lý do khiến các công ty trong nước hợp sức là do YouTube và Netflix, 2 gã khổng lồ ngành OTT thế giới đang biến Hàn Quốc thành sân chơi cho riêng mình. Theo 'Khảo sát việc sử dụng Internet năm 2020' do Bộ Khoa học và CNTT-TT công bố gần đây, tỷ lệ sử dụng dịch vụ video trong nước tăng 11,5 điểm phần trăm từ 81,2% năm 2019 lên 92,7% năm 2020, trong khi thời gian sử dụng trung bình trên tuần cũng tăng từ 4,5 giờ lên 6,0 giờ.
Tổng thời gian sử dụng đã tăng lên, nhưng đáng chú ý là tình trạng vui buồn lẫn lộn giữa các của công ty cung cấp dịch vụ OTT. Năm ngoái, tỷ lệ người dùng cho biết họ sử dụng YouTube và Netflix lần lượt là 87,9% và 17%, tăng 11 điểm phần trăm và 9,6 điểm phần trăm so với năm 2019. Mặt khác, Naver, vốn là công ty đứng thứ hai trong năm 2019, đã sụt giảm từ 36,1% xuống 30,2%, và Africa TV cũng giảm từ 17,8% xuống 10,4%. Wave cũng mất thị phần khi từ 4,2% tụt xuống còn 3,2%.
Qua đó, có thể dễ dàng thấy rằng sẽ rất khó để đối đầu với YouTube (nền tảng video lớn nhất thế giới) hay Netflix (công ty mỗi năm đều đầu tư hơn 20 nghìn tỷ won vào việc sản xuất nội dung), nếu chỉ dựa trên khả năng cạnh tranh riêng lẻ của mỗi công ty.
Kể từ khi ra mắt tại Hàn Quốc vào năm 2015 đến nay, Netflix đã chi 800 tỷ won cho việc cung cấp nội dung cho thị trường nội địa Hàn Quốc. Năm nay, Netflix dự kiến tiếp tục rót thêm 500 tỷ won vào công việc này. Ngoài ra, Disney+ cũng sẽ đổ bộ vào thị trường Hàn Quốc bằng cách hợp tác với các hãng di động trong nước trong năm nay.
Một quan chức trong ngành OTT cho biết “Nhu cầu về nội dung ở nước ngoài cũng như nội dung trong nước ngày càng bị Netflix và YouTube thâu tóm. Đúng là ngay cả khi nhiều nền tảng nội địa kết hợp với nhau thì sự cạnh tranh giành lại thị phần cũng rất khó khăn."