Kinh tế Chính trị

Hàn Quốc tham gia vào IPEF…Cam kết "Hoàn thành trách nhiệm vì thịnh vượng chung của khu vực IPEF"

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)15:56 24-05-2022
Hàn Quốc tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF), được chính thức ra mắt vào ngày 23, với tư cách là một quốc gia ký kết sớm làm tăng kỳ vọng rằng Hàn Quốc có thể đóng vai trò như một 'người tạo ra luật lệ' (rule maker) trong cuộc thảo luận về các quy tắc thương mại trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

 

Lãnh đạo 13 quốc gia tại cuộc họp IPEF đầu tiên ngày 23/5/2022. [Ảnh=Yonhap News]


IPEF lần đầu tiên được đề xuất bởi Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) vào tháng 10 năm 2021.

IPEF là một khuôn khổ kinh tế được thiết kế nhằm giải quyết những thách thức kinh tế của thế kỷ 21, từ việc thiết lập những quy tắc cho lộ trình kinh tế số cho tới đảm bảo chuỗi cung ứng an toàn và linh hoạt, hỗ trợ kiến tạo những khoản đầu tư lớn cần thiết cho các cơ sở hạ tầng năng lượng sạch và chuyển đổi sang năng lượng sạch, cũng như nâng cao tiêu chuẩn vì sự minh bạch, hệ thống thuế công bằng và chống tham nhũng.

Ngoài Hàn Quốc, đã có tổng cộng 12 quốc gia bao gồm Nhật Bản, Australia, New Zealand, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ tham gia lễ khởi động IPEF.


IPEF khác với các hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện có, vốn đề xuất các quyền lợi đối với hàng hóa và dịch vụ thông qua cắt giảm thuế quan. Mục đích của IPEF là cùng nhau ứng phó trong một lĩnh vực thương mại mới.

Nó có thể được coi là một 'nền tảng kinh tế và thương mại' giải quyết các vấn đề đang được chú ý gần đây, chẳng hạn như chuỗi cung ứng, kỹ thuật số và năng lượng sạch. Các quốc gia tham gia IPEF dự định tiếp tục thảo luận về phạm vi hợp tác hoặc tiêu chuẩn cụ thể về trong từng lĩnh vực.

IPEF dựa trên một lệnh hành pháp không yêu cầu quốc hội phê chuẩn, vì vậy nó có khả năng được thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, vì không cần luật pháp, nên cũng có lo ngại rằng tính bền vững có thể sụp đổ tùy thuộc vào bối cảnh chính trị địa phương.

Ngoài ra, cũng có một số chỉ trích chỉ ra rằng các nước thành viên phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong 4 lĩnh vực, nhưng lợi ích thực tế vẫn chưa có gì là chắc chắn vì chương trình nghị sự và thảo luận vẫn chưa được thực sự tiến hành.

 

Chủ tịch Seok-Yeol Yoon phát biểu tại cuộc họp IPEF. [Ảnh=Văn phòng Tổng thống]


Tuy nhiên, chính phủ Yoon Suk-yeol cho rằng mặc dù rất khó để phân tích định lượng các tác động kinh tế của IPEF, nhưng việc có thể đảm nhận vai trò của một nhà hoạch định quy tắc với tư cách là 'thành viên sáng lập' cũng đã đủ thuyết phục cho quyết định tham gia IPEF.

Trong cuộc họp trực tuyến Lễ khởi động IPEF vào ngày 23, tổng thống Yoon Suk-yeol phát biểu "Tôi rất vui mừng được đồng hành cùng các bạn trong sự kiện có ý nghĩa này vì sự phát triển bền vững của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hàn Quốc đã đạt được sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng dựa trên nền dân chủ tự do và hệ thống kinh tế thị trường. Hàn Quốc sẽ chia sẻ và hợp tác với những kinh nghiệm này trong tất cả các lĩnh vực được IPEF đề cập. Chúng tôi muốn đề xuất cách thức hợp tác trong các lĩnh vực tăng cường chuỗi cung ứng, chuyển đổi kỹ thuật số, năng lượng sạch và trung hòa cacbon."

Tổng thống Yoon cũng nhấn mạnh "Tôi hy vọng rằng IPEF sẽ được thúc đẩy theo các nguyên tắc cởi mở, hòa nhập và minh bạch. Hãy cùng nhau hợp tác để mở ra một kỷ nguyên thịnh vượng chung ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Hàn Quốc cam kết sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình dựa trên tinh thần đoàn kết vững chắc."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기