Có không ít ý kiến cho rằng năng lực cạnh tranh của các trường đại học Hàn Quốc đã bị tụt hậu trong nhiều năm. Một vòng luẩn quẩn đang lặp đi lặp lại khi các nhà nghiên cứu buộc phải làm công việc hành chính thay vì giảng bài và nghiên cứu trong khi tài chính của các trường đại học đang suy thoái do học phí đóng băng và dân số trong độ tuổi đi học giảm trong nhiều thập kỷ.
Vào ngày 12, Times Higher Education (THE), một cơ quan đánh giá các trường đại học toàn cầu ở Anh, đã công bố kết quả của 'Xếp hạng Đại học Thế giới năm 2023' một trong bốn bảng xếp hạng đại học thế giới có thẩm quyền được quốc tế công nhận.
Bảng xếp hạng lần này đánh giá tổng cộng 1.799 trường đại học ở 104 quốc gia theo 5 chỉ số được đánh giá: ▲ Điều kiện giáo dục (30%) ▲ Hiệu quả nghiên cứu (30%) ▲ Trích dẫn luận văn (30%) ▲ Quốc tế hoá (7,5%) ▲ Lợi nhuận hợp tác công nghiệp-học thuật (2,5%).
Tổng cộng có 37 trường cao đẳng và đại học ở Hàn Quốc lọt vào danh sách. Trong đó chỉ có 4 trường đại học và viện khoa học bao gồm Đại học Yonsei, Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KAIST), Đại học Công nghệ Pohang (POSTECH) và Viện Khoa học và Công nghệ Ulsan (UNIST) có sự gia tăng thứ bậc so với năm ngoái. 11 trường đại học bao gồm Đại học Sungkyunkwan, Đại học Hanyang, Đại học Ewha , Đại học Quốc gia Pusan và Đại học Kyungpook đều tụt hạng.
So với các trường đại học ở nước ngoài, các trường đại học trong nước nhìn chung nhận được điểm cao về lợi nhuận hợp tác công nghiệp - học thuật, nhưng lại bị tụt hậu về điều kiện giáo dục và hiệu quả nghiên cứu, vốn là chức năng ban đầu của các trường đại học. Điều này được phân tích là kết quả của sự kết hợp của nhiều yếu tố như tài chính của các trường đại học xấu đi, số lượng sinh viên trên mỗi giáo viên và sự sụt giảm chi phí giáo dục công.
Cụ thể, xếp hạng của Đại học Seoul đã tăng từ hạng 60 lên hạng 54 vào năm 2021 tuy nhiên đã tụt 2 bậc xuống vị trí 56 trong năm nay, đồng hạng với Đại học Sydney.
Đại học Yonsei đã tăng từ vị trí 187 năm 2020 lên thứ 151 năm 2021, và năm nay nhảy vọt lên vị trí 78; xếp hạng của đại học Yonsei trong số các trường đại học trong nước cũng đã tăng từ thứ 4 (2021) lên thứ 2.
Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) xếp hạng 91 trong năm nay, vẫn duy trì được số điểm tuyệt đối trong chỉ số lợi nhuận hợp tác học thuật-công nghiệp năm thứ ba liên tiếp. Đại học Công nghệ Pohang xếp hạng 163. Đại học Sungkyunkwan có điểm tốt về lợi nhuận hợp tác học thuật-công nghiệp, nhưng điểm về môi trường giảng dạy, kết quả nghiên cứu và số lượng trích dẫn luận văn đều cho thấy sự sụt giảm, theo đó thứ hạng năm nay của đại học Sungkyunkwan tụt xuống vị trí 170. Ngoại trừ 9 trường đại học ở Seoul, Đại học Kyungpook xếp hạng cao nhất trong số các trường đại học địa phương. Tuy tất cả năm chỉ số đều được cải thiện hơn so với năm ngoái nhưng xếp hạng chung của đại học Kyungpook trong bảng xếp hạng năm nay lại sụt giảm, ra khỏi TOP 1000.
Xem xét thứ hạng của các trường đại học Hàn Quốc trong bảng xếp hạng năm nay, các chuyên gia bày tỏ lo ngại về sự suy giảm tổng thể về khả năng cạnh tranh quốc tế của các trường đại học Hàn Quốc. Phân tích cho rằng các trường cao đẳng, đại học đã đóng băng học phí 14 năm liên tục, cộng với việc giảm dân số trong độ tuổi đi học, giảm nguồn sinh viên, và các giáo sư cũng khó có thể tập trung vào bài giảng hoặc nghiên cứu trong bối cảnh các trường đại học không còn cách nào khác là phải dựa vào sự hỗ trợ tài chính của Bộ Giáo dục.
Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Viện Phát triển Giáo dục, xét theo năm 2019, chi tiêu cho giáo dục công bình quân đầu người của sinh viên đại học Hàn Quốc là 11.287 USD, chỉ bằng 64,3% mức trung bình (17.559 USD) của các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).