Nhờ Liên minh Châu Âu (EU) nới lỏng các quy định về nhập khẩu mì ăn liền, các sản phẩm mì ăn liền của Hàn Quốc (hay còn được gọi là ramyeon) sẽ có thể dễ dàng xuất khẩu trở lại sang thị trường EU vào tháng 7 tới.
Ngày 23, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) cho biết sau 18 tháng cuối cùng xuất khẩu mì ăn liển của Hàn Quốc sang EU cũng sẽ được nối lại nhờ sự nới lỏng trong các quy định về dư lượng ethylene oxide (EO) và 2-chloroethanol (2-CE) có trong các sản phẩm mì ăn liền nhập khẩu.
Trước đó, EU đã và đang hạn chế nhập khẩu các sản phẩm có tồn dư ethylene oxide, hợp chất hóa học được sử dụng làm sản phẩm khử trùng, hun trùng cho nông sản, thực phẩm.
Dư lượng EO có thể được tìm thấy trong bột súp đựng trong gói mì ăn liền do các loại gia vị khác nhau được sử dụng để tạo ra gói gia vị biến nước nấu mì thành một bát nước dùng thơm ngon. Tuy nhiên EO và chất chuyển hóa của nó 2-CE có thể gây đột biến và ung thư.
Tháng 8/2021, EU phát hiện sản phẩm mì ăn liền của Hàn Quốc có chứa EO cao quá mức cho phép. Theo đó, bắt đầu từ tháng 2/2022 mì ăn liền Hàn Quốc đã phải trải qua nhiều quá trình kiểm định gắt gao nếu muốn xuất khẩu sang EU. Các loại mì ăn liền nổi tiếng của Hàn Quốc bao gồm mì gà cay 'Buldak' của Samyang và 'Shin Ramyun' của Nongshim cũng nằm trong danh sách hạn chế của EU. Từ năm 2019 đến 2021, khối lượng xuất khẩu các sản phẩm mì ăn liền Hàn Quốc sang các nước EU tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 39,5%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã giảm hơn 50% sau các hạn chế nhập khẩu của EU.
MFDS giải thích rằng quyết định nới lỏng các quy định nhập khẩu mì ăn liền Hàn Quốc vào EU được đưa ra là do chính phủ Hàn Quốc đã chấp nhận yêu cầu của EU về việc nộp giấy chứng nhận từ các tổ chức kiểm tra khác nhau về dư lượng EO và 2-CE.
Với động thái này từ phía EU, gánh nặng kinh tế của các nhà xuất khẩu Hàn Quốc sẽ được giảm bớt do cắt giảm được chi phí sử dụng cho kiểm tra EO và lưu trữ hàng tồn kho, đồng thời hàng xuất khẩu có thể thông quan nhanh chóng mà không cần nộp báo cáo kiểm tra bổ sung. Theo đó, các nhà sản xuất mì ăn liền Hàn Quốc kỳ vọng xuất khẩu sang EU sẽ tăng hơn 18 triệu USD.
Mặt khác, được thúc đẩy bởi sự phổ biến toàn cầu của nội dung văn hóa Hàn Quốc bao gồm K-pop và phim ảnh, kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền đã tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức cao kỷ lục 71,5 triệu USD vào tháng 3/2022. Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn nhất với khoảng 19 triệu USD. Mỹ đứng thứ hai với 9,7 triệu USD, tiếp theo là Nhật Bản với 5,7 triệu USD và Thái Lan với 2,9 triệu USD.
Trước đó, EU đã và đang hạn chế nhập khẩu các sản phẩm có tồn dư ethylene oxide, hợp chất hóa học được sử dụng làm sản phẩm khử trùng, hun trùng cho nông sản, thực phẩm.
Dư lượng EO có thể được tìm thấy trong bột súp đựng trong gói mì ăn liền do các loại gia vị khác nhau được sử dụng để tạo ra gói gia vị biến nước nấu mì thành một bát nước dùng thơm ngon. Tuy nhiên EO và chất chuyển hóa của nó 2-CE có thể gây đột biến và ung thư.
Tháng 8/2021, EU phát hiện sản phẩm mì ăn liền của Hàn Quốc có chứa EO cao quá mức cho phép. Theo đó, bắt đầu từ tháng 2/2022 mì ăn liền Hàn Quốc đã phải trải qua nhiều quá trình kiểm định gắt gao nếu muốn xuất khẩu sang EU. Các loại mì ăn liền nổi tiếng của Hàn Quốc bao gồm mì gà cay 'Buldak' của Samyang và 'Shin Ramyun' của Nongshim cũng nằm trong danh sách hạn chế của EU. Từ năm 2019 đến 2021, khối lượng xuất khẩu các sản phẩm mì ăn liền Hàn Quốc sang các nước EU tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 39,5%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã giảm hơn 50% sau các hạn chế nhập khẩu của EU.
MFDS giải thích rằng quyết định nới lỏng các quy định nhập khẩu mì ăn liền Hàn Quốc vào EU được đưa ra là do chính phủ Hàn Quốc đã chấp nhận yêu cầu của EU về việc nộp giấy chứng nhận từ các tổ chức kiểm tra khác nhau về dư lượng EO và 2-CE.
Với động thái này từ phía EU, gánh nặng kinh tế của các nhà xuất khẩu Hàn Quốc sẽ được giảm bớt do cắt giảm được chi phí sử dụng cho kiểm tra EO và lưu trữ hàng tồn kho, đồng thời hàng xuất khẩu có thể thông quan nhanh chóng mà không cần nộp báo cáo kiểm tra bổ sung. Theo đó, các nhà sản xuất mì ăn liền Hàn Quốc kỳ vọng xuất khẩu sang EU sẽ tăng hơn 18 triệu USD.
Mặt khác, được thúc đẩy bởi sự phổ biến toàn cầu của nội dung văn hóa Hàn Quốc bao gồm K-pop và phim ảnh, kim ngạch xuất khẩu mì ăn liền đã tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức cao kỷ lục 71,5 triệu USD vào tháng 3/2022. Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn nhất với khoảng 19 triệu USD. Mỹ đứng thứ hai với 9,7 triệu USD, tiếp theo là Nhật Bản với 5,7 triệu USD và Thái Lan với 2,9 triệu USD.