Theo dữ liệu thống kê gần đây của Tổng cục thống kê, dân số tại Hàn Quốc năm 2022 là 51.692.000 người, giảm gần 50.000 người so với năm trước đó.
Đáng lưu ý, trong khi tỷ lệ sinh liên tục sụt giảm thì chỉ số già hóa lại tăng theo chiều thẳng đứng, hiện dân số cao tuổi tại Hàn Quốc cũng đã vượt quá 9 triệu người. Ngược lại với việc sụt giảm liên tục của chính người Hàn Quốc, số lượng người nước ngoài và hộ gia đình đa văn hóa tại Hàn Quốc lại cho thấy xu hướng tăng.
Đáng lưu ý, trong khi tỷ lệ sinh liên tục sụt giảm thì chỉ số già hóa lại tăng theo chiều thẳng đứng, hiện dân số cao tuổi tại Hàn Quốc cũng đã vượt quá 9 triệu người. Ngược lại với việc sụt giảm liên tục của chính người Hàn Quốc, số lượng người nước ngoài và hộ gia đình đa văn hóa tại Hàn Quốc lại cho thấy xu hướng tăng.
Dân số già đi nhanh chóng…Số người trong độ tuổi làm việc cũng giảm dần
Theo kết quả "Điều tra dân số và nhà ở năm 2022" do Cục thống kê quốc gia Hàn Quốc công bố vào ngày 27, tổng dân số Hàn Quốc năm ngoái là 51.692.000 người (tính đến ngày 1 tháng 11 năm 2022), giảm 46.000 người so với năm trước đó, ghi nhận năm thứ 2 liên tiếp dân số sụt giảm.
Tốc độ tăng giảm dân số (tỷ lệ tăng trưởng dân số) của Hàn Quốc trung bình hàng năm là -0,1% vào năm 2022, ghi nhận mức tăng trưởng âm trong hai năm liên tiếp kể từ năm 2021. Tỷ lệ này đã duy trì xu hướng suy giảm từ mức 3% vào năm 1960.
Xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ dân số trong độ tuổi 50 chiếm nhiều nhất với 16,6% (8.589.000 người) trên tổng dân số. Tiếp theo là độ tuổi 40 với (15,6%; 8.066.000 người) và độ tuổi 60 (14,2%; 7.321.000 người).
Tỷ lệ sinh thấp cộng với việc dân số già đi khiến lực lượng lao động (15~65 tuổi) của Hàn Quốc ngày càng giảm. Năm ngoái, dân số trong độ tuổi lao động là 71,0% (36.686.000 người), giảm 2,1 điểm phần trăm (-883.000 người) so với năm 2017.
Tuổi trung vị là 45,1, tăng 0,6 tuổi so với năm trước; trong đó nam là 43,7 tuổi và nữ là 46,6 tuổi.
Tỷ lệ phụ thuộc của dân số thanh niên được hỗ trợ tính trên 100 người trong độ tuổi lao động là 16,0, giảm 0,5 so với năm trước. Ngược lại tỷ ệ· phụ thuộc của người già tăng 1,4 lên 24,9.
Chỉ số già hóa là 156,1, tăng đáng kể 48,8 so với năm 2017 (107,3).
Bên cạnh đó, dân số vẫn tiếp tục tập trung ở khu vực đô thị với 50,5% tổng dân số (26.124.000 người) sinh sống, làm việc ở khu vực này. Các thành phố cấp tỉnh và trực thuộc tỉnh có tốc độ tăng dân số lớn nhất so với năm trước là Sejong (4,5%), Incheon (1,1%), Chungnam (0,8%).
Tốc độ tăng giảm dân số (tỷ lệ tăng trưởng dân số) của Hàn Quốc trung bình hàng năm là -0,1% vào năm 2022, ghi nhận mức tăng trưởng âm trong hai năm liên tiếp kể từ năm 2021. Tỷ lệ này đã duy trì xu hướng suy giảm từ mức 3% vào năm 1960.
Xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ dân số trong độ tuổi 50 chiếm nhiều nhất với 16,6% (8.589.000 người) trên tổng dân số. Tiếp theo là độ tuổi 40 với (15,6%; 8.066.000 người) và độ tuổi 60 (14,2%; 7.321.000 người).
Tỷ lệ sinh thấp cộng với việc dân số già đi khiến lực lượng lao động (15~65 tuổi) của Hàn Quốc ngày càng giảm. Năm ngoái, dân số trong độ tuổi lao động là 71,0% (36.686.000 người), giảm 2,1 điểm phần trăm (-883.000 người) so với năm 2017.
Tuổi trung vị là 45,1, tăng 0,6 tuổi so với năm trước; trong đó nam là 43,7 tuổi và nữ là 46,6 tuổi.
Tỷ lệ phụ thuộc của dân số thanh niên được hỗ trợ tính trên 100 người trong độ tuổi lao động là 16,0, giảm 0,5 so với năm trước. Ngược lại tỷ ệ· phụ thuộc của người già tăng 1,4 lên 24,9.
Chỉ số già hóa là 156,1, tăng đáng kể 48,8 so với năm 2017 (107,3).
Bên cạnh đó, dân số vẫn tiếp tục tập trung ở khu vực đô thị với 50,5% tổng dân số (26.124.000 người) sinh sống, làm việc ở khu vực này. Các thành phố cấp tỉnh và trực thuộc tỉnh có tốc độ tăng dân số lớn nhất so với năm trước là Sejong (4,5%), Incheon (1,1%), Chungnam (0,8%).
Người nước ngoài · Hộ gia đình đa văn hóa duy trì xu hướng tăng
Trái ngược với tình trạng dân số trong nước liên tục sụt giảm, số lượng người nước ngoài và các hộ gia đình đa văn hóa tại Hàn Quốc cho thấy xu hướng gia tăng đều đặn.
Trong tổng số 51,6 triệu người có 49,94 triệu (96,6%) là người Hàn Quốc và 1.752.000 (3,4%) người nước ngoài (cư trú trên 3 tháng). So với một năm trước, số lượng người Hàn Quốc giảm 148.000 người (-0,3%), trong khi số lượng người nước ngoài tăng 102.000 người (6,2%).
Xét theo nhóm tuổi, người nước ngoài ở độ tuổi 30 chiếm nhiều nhất với 27,6% (483.000), tiếp theo là độ tuổi 20 với 23,6% (414.000) và độ tuổi 40 là 16,4% (287.000).
Nhìn vào số lượng người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc theo quốc tịch, người Trung Quốc (gốc Hàn Quốc) chiếm tỷ lệ lớn nhất với 30,1% (527.000), tiếp theo là người Việt Nam với 11,9% (209.000), người Trung Quốc 11,7% (204.000) và người Thái Lan 9,3% (163.000). Người dân của những quốc gia này đã chiếm đến 63% tổng dân số người nước ngoài tại Hàn Quốc.
Độ tuổi trung bình của người nước ngoài là 36,6, giảm 0,2 tuổi so với 36,8 của năm trước.
Dân số nước ngoài cũng tập trung ở khu vực đô thị với 61,2% (1.072.000 người) sống ở khu vực này.
Năm ngoái, số hộ gia đình đa văn hóa là 399.000 hộ gia đình, tăng 25,2% so với năm 2017 và tăng 3,7% so với năm 2021.
Trong tổng số 51,6 triệu người có 49,94 triệu (96,6%) là người Hàn Quốc và 1.752.000 (3,4%) người nước ngoài (cư trú trên 3 tháng). So với một năm trước, số lượng người Hàn Quốc giảm 148.000 người (-0,3%), trong khi số lượng người nước ngoài tăng 102.000 người (6,2%).
Xét theo nhóm tuổi, người nước ngoài ở độ tuổi 30 chiếm nhiều nhất với 27,6% (483.000), tiếp theo là độ tuổi 20 với 23,6% (414.000) và độ tuổi 40 là 16,4% (287.000).
Nhìn vào số lượng người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc theo quốc tịch, người Trung Quốc (gốc Hàn Quốc) chiếm tỷ lệ lớn nhất với 30,1% (527.000), tiếp theo là người Việt Nam với 11,9% (209.000), người Trung Quốc 11,7% (204.000) và người Thái Lan 9,3% (163.000). Người dân của những quốc gia này đã chiếm đến 63% tổng dân số người nước ngoài tại Hàn Quốc.
Độ tuổi trung bình của người nước ngoài là 36,6, giảm 0,2 tuổi so với 36,8 của năm trước.
Dân số nước ngoài cũng tập trung ở khu vực đô thị với 61,2% (1.072.000 người) sống ở khu vực này.
Năm ngoái, số hộ gia đình đa văn hóa là 399.000 hộ gia đình, tăng 25,2% so với năm 2017 và tăng 3,7% so với năm 2021.