Kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy tại Hàn Quốc cứ 3~4 người thì lại có một người từng bị rối loạn tâm thần, không những thế chỉ khoảng 12% trong số những người này nhận được sự tư vấn của chuyên gia.
Thêm vào đó, trong số 3 người nhập viện thì có 1 người là nhập viện trái với ý muốn của bản thân. Gần 40% những người nhập viện và xuất viện trong tình trạng bệnh nặng đã không quay trở lại các cơ quan y tế ngoại trú trong vòng một tháng kể từ khi xuất viện.
Gần đây, một loạt các vụ tấn công bừa bãi vô cùng máu lạnh đã liên tiếp xảy ra tại hàn Quốc đã làm lộ ra những kẽ hở trong hệ thống điều trị và quản lý bệnh nhân mắc các bệnh về tâm thần. Theo đó, việc cấp bách nhất hiện nay đó là chính phủ Hàn Quốc cần chuẩn bị các chính sách nhằm tăng cường quản lý, chăm sóc và theo dõi những người mắc bệnh tâm lý, tâm thần ở tình trạng nặng.
Thêm vào đó, trong số 3 người nhập viện thì có 1 người là nhập viện trái với ý muốn của bản thân. Gần 40% những người nhập viện và xuất viện trong tình trạng bệnh nặng đã không quay trở lại các cơ quan y tế ngoại trú trong vòng một tháng kể từ khi xuất viện.
Gần đây, một loạt các vụ tấn công bừa bãi vô cùng máu lạnh đã liên tiếp xảy ra tại hàn Quốc đã làm lộ ra những kẽ hở trong hệ thống điều trị và quản lý bệnh nhân mắc các bệnh về tâm thần. Theo đó, việc cấp bách nhất hiện nay đó là chính phủ Hàn Quốc cần chuẩn bị các chính sách nhằm tăng cường quản lý, chăm sóc và theo dõi những người mắc bệnh tâm lý, tâm thần ở tình trạng nặng.
Theo Báo cáo tình trạng sức khỏe tâm thần quốc gia năm 2021 do Trung tâm sức khỏe tâm thần quốc gia Hàn Quốc công bố vào đầu năm nay, tính đến cuối năm 2021, tỷ lệ người Hàn Quốc (ở độ tuổi 19~79) mắc chứng rối loạn tâm thần (rối loạn do sử dụng rượu, rối loạn do sử dụng nicotine, rối loạn do trầm cảm và rối loạn do bất an) trên một lần trong đời là 27,8%.
Tương đương với việc cứ 3~4 người trưởng thành thì có một người sẽ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần ít nhất một lần trong đời. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới (32,7%) cao hơn ở nữ (22,9%).
Tuy nhiên trong số những người đã từng được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần (K-CIDI), chỉ có 12,1% đã từng tham khảo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe tâm thần (bác sĩ, bác sĩ y tế tâm thần, bác sĩ tâm lý lâm sàng, nhân viên phúc lợi xã hội về sức khỏe tâm thần, y tá sức khỏe tâm thần).
Những con số này thấp hơn đáng kể so với các quốc gia lớn khác. Tỷ lệ trải nghiệm tư vấn trong một năm trở lại đây tại Canada (46,5%), Mỹ (43,1%), Bỉ (39,5%) và New Zealand (38,9%), đều cao hơn ba lần so với Hàn Quốc. Thậm chí, khi so với quốc gia láng giềng là Nhật Bản (20,0%) thì tỷ lệ này của Hàn Quốc cũng chỉ bằng hơn phân nửa.
Tỷ lệ người được giáo dục nâng cao sức khỏe tâm thần trong tổng dân số Hàn Quốc cũng chỉ chiếm một phần vô cùng nhỏ 3,0%.
Tình trạng này xảy ra một phần có thể do sự kỳ thị của xã hội Hàn Quốc đối với các bệnh về tâm thần.
Từ xa xưa ở Hàn Quốc, những người mắc bệnh tâm thần thường mang hình ảnh của những kẻ vô phương cứu chữa và cần được giấu kín khỏi xã hội. Trước khi hệ thống y tế dựa trên y học phương Tây được áp dụng khoảng 100 năm trước, những người mắc bệnh tâm thần thường bị nhốt hoặc bị "đánh" đến mất trí, đôi khi dẫn đến những tai nạn thương tâm.
Mặc dù sự kỳ thị đối với những người mắc bệnh tâm thần đã được dỡ bỏ, nhưng nhiều bệnh nhân vẫn cảm thấy rằng vẫn còn tồn tại một số định kiến. Mặc dù bảo hiểm y tế quốc gia của Hàn Quốc chi trả cho hầu hết các loại bệnh tật, một số bệnh nhân chọn không sử dụng bảo hiểm y tế nhà nước chi trả cho các buổi tư vấn hoặc điều trị tâm thần đắt đỏ. Những bệnh nhân này từ chối nhận quyền lợi bảo hiểm y tế vì sợ bị xã hội, hoặc các nhà tuyển dụng từ chối vì lý do có tiền án điều trị bệnh tâm thần. Ngoài ra, một số người từ chối công khai nói về bệnh tật của họ vì những hành động như vậy có thể được coi là dấu hiệu của sự yếu đuối.
Vào năm 2021, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên được điều trị bệnh tâm thần (điều trị theo mã F không bao gồm chứng mất trí nhớ dựa trên 'Phân loại tiêu chuẩn của Hàn Quốc về nguyên nhân gây bệnh') là 5.125 trên 100.000 dân.
Trong số 59.412 bệnh nhân nội trú, 20.299 người nhập viện trái với ý muốn của bản thân, tương đương 34,8%.
Trước đó, tỷ lệ nhập viện trái với ý muốn của bản thân là 65,2% vào năm 2015; 61,2% vào năm 2016.
Vào năm 2016, Tòa án Hiến pháp của Hàn Quốc đã đưa ra phán quyết rằng việc buộc một người nhập viện tâm thần mà không có sự chấp nhận của bệnh nhân là vi hiến. Theo đó, bắt đầu từ năm 2017, khi 'Đạo luật hỗ trợ dịch vụ phúc lợi cho bệnh tâm thần và nâng cao sức khỏe tâm thần' (Đạo luật phúc lợi sức khỏe tâm thần) được thực hiện, việc nhập viện bắt buộc trở nên khó khăn hơn khiến tỷ lệ nhập viện trái với ý muốn của bản thân bệnh nhân giảm nhanh chóng, cụ thể là 37,9% năm 2017 và 33,5% vào năm 2018.
Tuy nhiên, sau khi giảm xuống mức 32,1% vào năm 2019, tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trở lại lên 33,6% vào năm 2020 và 34,8% vào năm 2021.
Trong số bệnh nhân tâm thần nặng (không bao gồm sa sút trí tuệ), tỷ lệ bệnh nhân có điều trị ngoại trú tại Khoa Tâm thần trong vòng 1 tháng sau khi ra viện là 63,3%. Còn lại 36,7% không điều trị ngoại trú dù có triệu chứng nặng cho thấy một lỗ hổng lớn trong quản lý theo dõi chẳng hạn như tình trạng sử dụng thuốc và tình hình sức khỏe của bệnh nhân.
Mặt khác, có 31,8% bệnh nhân tâm thần nặng tái nhập viện (kể cả cùng bệnh viện và khác bệnh viện) chỉ trong vòng 3 tháng sau khi ra viện.
Tương đương với việc cứ 3~4 người trưởng thành thì có một người sẽ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần ít nhất một lần trong đời. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới (32,7%) cao hơn ở nữ (22,9%).
Tuy nhiên trong số những người đã từng được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần (K-CIDI), chỉ có 12,1% đã từng tham khảo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe tâm thần (bác sĩ, bác sĩ y tế tâm thần, bác sĩ tâm lý lâm sàng, nhân viên phúc lợi xã hội về sức khỏe tâm thần, y tá sức khỏe tâm thần).
Những con số này thấp hơn đáng kể so với các quốc gia lớn khác. Tỷ lệ trải nghiệm tư vấn trong một năm trở lại đây tại Canada (46,5%), Mỹ (43,1%), Bỉ (39,5%) và New Zealand (38,9%), đều cao hơn ba lần so với Hàn Quốc. Thậm chí, khi so với quốc gia láng giềng là Nhật Bản (20,0%) thì tỷ lệ này của Hàn Quốc cũng chỉ bằng hơn phân nửa.
Tỷ lệ người được giáo dục nâng cao sức khỏe tâm thần trong tổng dân số Hàn Quốc cũng chỉ chiếm một phần vô cùng nhỏ 3,0%.
Từ xa xưa ở Hàn Quốc, những người mắc bệnh tâm thần thường mang hình ảnh của những kẻ vô phương cứu chữa và cần được giấu kín khỏi xã hội. Trước khi hệ thống y tế dựa trên y học phương Tây được áp dụng khoảng 100 năm trước, những người mắc bệnh tâm thần thường bị nhốt hoặc bị "đánh" đến mất trí, đôi khi dẫn đến những tai nạn thương tâm.
Mặc dù sự kỳ thị đối với những người mắc bệnh tâm thần đã được dỡ bỏ, nhưng nhiều bệnh nhân vẫn cảm thấy rằng vẫn còn tồn tại một số định kiến. Mặc dù bảo hiểm y tế quốc gia của Hàn Quốc chi trả cho hầu hết các loại bệnh tật, một số bệnh nhân chọn không sử dụng bảo hiểm y tế nhà nước chi trả cho các buổi tư vấn hoặc điều trị tâm thần đắt đỏ. Những bệnh nhân này từ chối nhận quyền lợi bảo hiểm y tế vì sợ bị xã hội, hoặc các nhà tuyển dụng từ chối vì lý do có tiền án điều trị bệnh tâm thần. Ngoài ra, một số người từ chối công khai nói về bệnh tật của họ vì những hành động như vậy có thể được coi là dấu hiệu của sự yếu đuối.
Vào năm 2021, tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên được điều trị bệnh tâm thần (điều trị theo mã F không bao gồm chứng mất trí nhớ dựa trên 'Phân loại tiêu chuẩn của Hàn Quốc về nguyên nhân gây bệnh') là 5.125 trên 100.000 dân.
Trong số 59.412 bệnh nhân nội trú, 20.299 người nhập viện trái với ý muốn của bản thân, tương đương 34,8%.
Trước đó, tỷ lệ nhập viện trái với ý muốn của bản thân là 65,2% vào năm 2015; 61,2% vào năm 2016.
Vào năm 2016, Tòa án Hiến pháp của Hàn Quốc đã đưa ra phán quyết rằng việc buộc một người nhập viện tâm thần mà không có sự chấp nhận của bệnh nhân là vi hiến. Theo đó, bắt đầu từ năm 2017, khi 'Đạo luật hỗ trợ dịch vụ phúc lợi cho bệnh tâm thần và nâng cao sức khỏe tâm thần' (Đạo luật phúc lợi sức khỏe tâm thần) được thực hiện, việc nhập viện bắt buộc trở nên khó khăn hơn khiến tỷ lệ nhập viện trái với ý muốn của bản thân bệnh nhân giảm nhanh chóng, cụ thể là 37,9% năm 2017 và 33,5% vào năm 2018.
Tuy nhiên, sau khi giảm xuống mức 32,1% vào năm 2019, tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trở lại lên 33,6% vào năm 2020 và 34,8% vào năm 2021.
Trong số bệnh nhân tâm thần nặng (không bao gồm sa sút trí tuệ), tỷ lệ bệnh nhân có điều trị ngoại trú tại Khoa Tâm thần trong vòng 1 tháng sau khi ra viện là 63,3%. Còn lại 36,7% không điều trị ngoại trú dù có triệu chứng nặng cho thấy một lỗ hổng lớn trong quản lý theo dõi chẳng hạn như tình trạng sử dụng thuốc và tình hình sức khỏe của bệnh nhân.
Mặt khác, có 31,8% bệnh nhân tâm thần nặng tái nhập viện (kể cả cùng bệnh viện và khác bệnh viện) chỉ trong vòng 3 tháng sau khi ra viện.