Giá cả vốn đang có xu hướng ổn định với mức tăng trong phạm vi khoảng 2% vào tháng 7, đang cho thấy dấu hiệu tăng cao trở lại. Bên cạnh việc tăng giá đối với các mặt hàng thực phẩm tập trung vào nông sản do ảnh hưởng mưa lớn và nắng nóng liên tục trong thời gian gần đây; các mặt hàng khác cũng bắt đầu "nối đuôi nhau" tăng giá do ảnh hưởng của giá dầu và chi phí công cộng bao gồm phương tiện giao thông công cộng bắt đầu áp dụng giá điều chỉnh tăng lên trong nửa cuối năm.
Theo thông tin phân phối nông sản của Tổng công ty Thương mại Nông thủy sản & Thực phẩm Hàn Quốc (aT) vào ngày 13, giá các mặt hàng nông sản đang tăng mạnh so với tháng trước.
Vào ngày 11, giá bán buôn bắp cải là 25.760 won/10 kg (khoảng 460,8 nghìn VNĐ), tăng 160,7% so với một tháng trước. So với cùng kỳ năm ngoái (19.096 won), giá bán buôn bắp cải đã tăng 34,9%.
Giá củ cải bán buôn là 29.320 won/20kg (khoảng 524,5 nghìn VNĐ), tăng 127,3% so với một tháng trước đó và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái (27.628 won). Giá bán buôn rau bina cũng tăng 51,7% so với một tháng trước lên 59.500 won/4 kg (khoảng 1,06 triệu VNĐ).
Giá hoa quả cũng cao ngất ngưởng.
Vào ngày 10, giá táo bán buôn là 86.225 won/10 kg (khoảng 12,5 triệu VNĐ), tăng 15,2% so với một tháng trước và tăng 44,4% so với một năm trước. Đào (tính đến ngày 11) cũng tăng 69,5% so với một năm trước lên 33.160 won/4 kg (khoảng 593,2 nghìn VNĐ).
Do đây là con số chưa phản ánh ảnh hưởng của cơn bão Khanun vừa đi qua Bán đảo Triều Tiên nên các chuyên gia phân tích rằng giá nông sản và hoa quả có thể còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.
Tính đến 6 giờ chiều ngày 11, diện tích đất nông nghiệp nơi cây trồng bị thiệt hại là 1565,4 ha.
Mặc dù tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 7/2023 là 2,3%, mức tăng thấp nhất trong 25 tháng, tuy nhiên giá lương thực gần đây đang cho thấy xu hướng bất ổn. Bên cạnh nguồn cung không ổn định do thời tiết xấu, giá thực phẩm có thể tăng cao hơn nữa trong bối cảnh nhu cầu sẽ tăng cao trước lễ Trung thu (Chuseok) vào cuối tháng 9.
Một số yếu tố khác cũng là nguyên nhân khiến vật giá tại Hàn Quốc ngày càng leo thang chẳng hạn như giá dầu. Trong đó, giá dầu tại Hàn Quốc đã tăng liên tiếp trong tuần thứ 5 khi giá dầu quốc tế ghi nhận mức cao nhất trong năm nay.
Theo Opinet, dịch vụ thông tin giá dầu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc, giá bán xăng tính đến tuần thứ hai của tháng 8 là 1.695,0 won/lít (khoảng 30,3 nghìn VNĐ), tăng 56,2 won so với tuần đầu tiên. Đây là xu hướng tăng trong 5 tuần liên tiếp, với mức giá trung bình hàng tuần duy trì gần 1.700 won.
Giá dầu diesel cũng đã tăng trong 5 tuần liên tiếp. Giá dầu diesel trung bình trên toàn quốc trong cùng kỳ là 1526,0 won (khoảng 27,3 nghìn VNĐ), tăng 74,6 won so với tuần trước.
Khi giá dầu quốc tế tiếp tục tăng, các sản phẩm xăng dầu trong nước dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng tăng cao trong một khoảng thời gian tới. Tính đến tuần thứ hai của tháng 8, giá dầu Dubai đạt 88,0 USD/thùng, mức cao nhất trong năm nay. Đây là mức tăng 2,2 đô la so với tuần trước.
Bên cạnh giá dầu, chi phí giao thông công cộng ở Seoul và các tỉnh, thành khác cũng đang tăng dần.
Tại Seoul, giá vé cơ bản cho xe buýt thành phố đã tăng 300 won kể từ ngày 12/8 lên thành 1.500 won/lượt (khoảng 26,9 nghìn VNĐ). Đây là lần tăng giá đầu tiên trong 8 năm kể từ tháng 6/2015. Giá vé tàu điện ngầm dự kiến cũng sẽ tăng thêm 150 won, từ mức 1.250 won hiện tại lên thành 1.400 won/lượt (khoảng 25 nghìn VNĐ) bắt đầu từ tháng ngày 7/10 tới.
Thành phố Incheon cũng sẽ tăng giá vé tàu điện ngầm cơ bản từ 1.250 won lên 1.400 won từ tháng 10.
Gyeonggi-do cũng sẽ tăng giá vé cơ bản cho đường sắt đô thị từ 1.250 won lên 1.400 won từ tháng 10. Năm tuyến đường sắt đô thị ở Gyeonggi-do có thể tăng giá vé là Đường sắt nhẹ Uijeongbu, Đường sắt nhẹ Yongin, Tàu điện ngầm Gimpo, đoạn Bucheon của Tuyến 7 và đoạn Hanam của Tuyến Hanam.
Thành phố Busan đang xúc tiến kế hoạch tăng giá vé xe buýt thành phố thêm 400 won đối với người lớn và 300~400 won đối với đường sắt đô thị và đường sắt nhẹ Busan-Gimhae, sẽ được bắt đầu áp dụng trong khoảng tháng 9 đến tháng 10.
Anh Jo (31 tuổi), một nhân viên văn phòng sống ở Gyeonggi-do và đi làm ở Seoul cho hay "Chỉ tính riêng phí di chuyển bằng xe buýt liên tỉnh (di chuyển giữa Gyeonggi và Seoul) một tháng đã hết 160.000 won (khoảng 2,9 triệu VNĐ). Bây giờ 1 lượt đi làm-tan làm đã mất 6.000 won, chưa kể nếu có hẹn sau giờ làm việc thì chi phí di chuyển đã hơn 10.000 won, ngang bằng với tiền một bữa ăn trưa luôn rồi".
Bạn Kim (17 tuổi), đang theo học tại một trường trung học ở Gangseo-gu, Seoul, cho biết: "Tiền tiền vặt bố mẹ cho mỗi tháng vẫn như cũ, nhưng giá vé xe buýt đã tăng khoảng 5.000 won một tháng. Con số này có thể không đáng là bao đối với người lớn, nhưng đối với học sinh, những người vẫn cố gắng tiết kiệm được 1.000~2.000 won để mua những thứ mình muốn như chúng em thì đây vẫn là một số tiền không nhỏ. Vì thế, em định cùng bạn đi bộ về nhà sau giờ học tan học để giảm chi phí đi lại".
Các chuyên gia phân tích rằng lạm phát gia tăng như hiện nay có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế bằng cách hạn chế hơn nữa tiêu dùng, vốn đã bị thu hẹp bởi lãi suất cao, cũng như ảnh hưởng đến lãi suất cơ bản.
Joo Won, người đứng đầu nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Hyundai, cho biết: "Điều đáng lo ngại nhất đối với nền kinh tế của Hàn Quốc do sự bất ổn về giá cả đó là nó có thể làm giảm tâm lý người tiêu dùng. Tiêu dùng tư nhân đã ghi nhận mức âm trong quý 2, nhưng nếu giá cả tiếp tục tăng trong tình hình lãi suất cao, (các chủ thể kinh tế) sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thắt lưng buộc bụng".
Ha Joon-kyung, giáo sư khoa kinh tế tại Đại học Hanyang, cho biết: "Một làn sóng tăng giá đã kết thúc, nhưng có khả năng làn sóng tiếp theo sẽ bắt đầu và khiến cho lạm phát tăng trở lại mức 3%. Nếu kỳ vọng lạm phát tăng lên, khả năng cao là lãi suất sẽ không xuống thấp như thị trường mong muốn, điều này chắc chắn sẽ tạo gánh nặng cho kinh tế vĩ mô".
Vào ngày 11, giá bán buôn bắp cải là 25.760 won/10 kg (khoảng 460,8 nghìn VNĐ), tăng 160,7% so với một tháng trước. So với cùng kỳ năm ngoái (19.096 won), giá bán buôn bắp cải đã tăng 34,9%.
Giá củ cải bán buôn là 29.320 won/20kg (khoảng 524,5 nghìn VNĐ), tăng 127,3% so với một tháng trước đó và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái (27.628 won). Giá bán buôn rau bina cũng tăng 51,7% so với một tháng trước lên 59.500 won/4 kg (khoảng 1,06 triệu VNĐ).
Giá hoa quả cũng cao ngất ngưởng.
Vào ngày 10, giá táo bán buôn là 86.225 won/10 kg (khoảng 12,5 triệu VNĐ), tăng 15,2% so với một tháng trước và tăng 44,4% so với một năm trước. Đào (tính đến ngày 11) cũng tăng 69,5% so với một năm trước lên 33.160 won/4 kg (khoảng 593,2 nghìn VNĐ).
Do đây là con số chưa phản ánh ảnh hưởng của cơn bão Khanun vừa đi qua Bán đảo Triều Tiên nên các chuyên gia phân tích rằng giá nông sản và hoa quả có thể còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.
Tính đến 6 giờ chiều ngày 11, diện tích đất nông nghiệp nơi cây trồng bị thiệt hại là 1565,4 ha.
Mặc dù tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 7/2023 là 2,3%, mức tăng thấp nhất trong 25 tháng, tuy nhiên giá lương thực gần đây đang cho thấy xu hướng bất ổn. Bên cạnh nguồn cung không ổn định do thời tiết xấu, giá thực phẩm có thể tăng cao hơn nữa trong bối cảnh nhu cầu sẽ tăng cao trước lễ Trung thu (Chuseok) vào cuối tháng 9.
Một số yếu tố khác cũng là nguyên nhân khiến vật giá tại Hàn Quốc ngày càng leo thang chẳng hạn như giá dầu. Trong đó, giá dầu tại Hàn Quốc đã tăng liên tiếp trong tuần thứ 5 khi giá dầu quốc tế ghi nhận mức cao nhất trong năm nay.
Theo Opinet, dịch vụ thông tin giá dầu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc, giá bán xăng tính đến tuần thứ hai của tháng 8 là 1.695,0 won/lít (khoảng 30,3 nghìn VNĐ), tăng 56,2 won so với tuần đầu tiên. Đây là xu hướng tăng trong 5 tuần liên tiếp, với mức giá trung bình hàng tuần duy trì gần 1.700 won.
Giá dầu diesel cũng đã tăng trong 5 tuần liên tiếp. Giá dầu diesel trung bình trên toàn quốc trong cùng kỳ là 1526,0 won (khoảng 27,3 nghìn VNĐ), tăng 74,6 won so với tuần trước.
Khi giá dầu quốc tế tiếp tục tăng, các sản phẩm xăng dầu trong nước dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng tăng cao trong một khoảng thời gian tới. Tính đến tuần thứ hai của tháng 8, giá dầu Dubai đạt 88,0 USD/thùng, mức cao nhất trong năm nay. Đây là mức tăng 2,2 đô la so với tuần trước.
Tại Seoul, giá vé cơ bản cho xe buýt thành phố đã tăng 300 won kể từ ngày 12/8 lên thành 1.500 won/lượt (khoảng 26,9 nghìn VNĐ). Đây là lần tăng giá đầu tiên trong 8 năm kể từ tháng 6/2015. Giá vé tàu điện ngầm dự kiến cũng sẽ tăng thêm 150 won, từ mức 1.250 won hiện tại lên thành 1.400 won/lượt (khoảng 25 nghìn VNĐ) bắt đầu từ tháng ngày 7/10 tới.
Thành phố Incheon cũng sẽ tăng giá vé tàu điện ngầm cơ bản từ 1.250 won lên 1.400 won từ tháng 10.
Gyeonggi-do cũng sẽ tăng giá vé cơ bản cho đường sắt đô thị từ 1.250 won lên 1.400 won từ tháng 10. Năm tuyến đường sắt đô thị ở Gyeonggi-do có thể tăng giá vé là Đường sắt nhẹ Uijeongbu, Đường sắt nhẹ Yongin, Tàu điện ngầm Gimpo, đoạn Bucheon của Tuyến 7 và đoạn Hanam của Tuyến Hanam.
Thành phố Busan đang xúc tiến kế hoạch tăng giá vé xe buýt thành phố thêm 400 won đối với người lớn và 300~400 won đối với đường sắt đô thị và đường sắt nhẹ Busan-Gimhae, sẽ được bắt đầu áp dụng trong khoảng tháng 9 đến tháng 10.
Anh Jo (31 tuổi), một nhân viên văn phòng sống ở Gyeonggi-do và đi làm ở Seoul cho hay "Chỉ tính riêng phí di chuyển bằng xe buýt liên tỉnh (di chuyển giữa Gyeonggi và Seoul) một tháng đã hết 160.000 won (khoảng 2,9 triệu VNĐ). Bây giờ 1 lượt đi làm-tan làm đã mất 6.000 won, chưa kể nếu có hẹn sau giờ làm việc thì chi phí di chuyển đã hơn 10.000 won, ngang bằng với tiền một bữa ăn trưa luôn rồi".
Bạn Kim (17 tuổi), đang theo học tại một trường trung học ở Gangseo-gu, Seoul, cho biết: "Tiền tiền vặt bố mẹ cho mỗi tháng vẫn như cũ, nhưng giá vé xe buýt đã tăng khoảng 5.000 won một tháng. Con số này có thể không đáng là bao đối với người lớn, nhưng đối với học sinh, những người vẫn cố gắng tiết kiệm được 1.000~2.000 won để mua những thứ mình muốn như chúng em thì đây vẫn là một số tiền không nhỏ. Vì thế, em định cùng bạn đi bộ về nhà sau giờ học tan học để giảm chi phí đi lại".
Các chuyên gia phân tích rằng lạm phát gia tăng như hiện nay có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế bằng cách hạn chế hơn nữa tiêu dùng, vốn đã bị thu hẹp bởi lãi suất cao, cũng như ảnh hưởng đến lãi suất cơ bản.
Joo Won, người đứng đầu nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Hyundai, cho biết: "Điều đáng lo ngại nhất đối với nền kinh tế của Hàn Quốc do sự bất ổn về giá cả đó là nó có thể làm giảm tâm lý người tiêu dùng. Tiêu dùng tư nhân đã ghi nhận mức âm trong quý 2, nhưng nếu giá cả tiếp tục tăng trong tình hình lãi suất cao, (các chủ thể kinh tế) sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thắt lưng buộc bụng".
Ha Joon-kyung, giáo sư khoa kinh tế tại Đại học Hanyang, cho biết: "Một làn sóng tăng giá đã kết thúc, nhưng có khả năng làn sóng tiếp theo sẽ bắt đầu và khiến cho lạm phát tăng trở lại mức 3%. Nếu kỳ vọng lạm phát tăng lên, khả năng cao là lãi suất sẽ không xuống thấp như thị trường mong muốn, điều này chắc chắn sẽ tạo gánh nặng cho kinh tế vĩ mô".