Đời sống Xã hội

Quy mô đầu tư BĐS văn phòng tại Hàn Quốc đứng thứ 2 châu Á - Thái Bình Dương

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)09:36 23-12-2024
Trên thị trường bất động sản văn phòng, quy mô đầu tư của Hàn Quốc năm nay tăng 18% so với năm ngoái, được đánh giá đứng thứ hai trong số các nước châu Á Thái Bình Dương, chỉ sau Nhật Bản.
 
ẢnhYonhap News
[Ảnh=Yonhap News]
Theo báo cáo 'Thị trường Bất động sản Văn phòng Châu Á - Thái Bình Dương' do công ty tư vấn Bất động sản toàn diện toàn cầu Savills công bố ngày 23, tỷ lệ đầu tư bất động sản văn phòng theo quốc gia tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong quý 9 tháng đầu năm nay (quý I~III/2024) là 30% ở Nhật Bản, 22% ở Hàn Quốc, 18% ở Trung Quốc, Úc 12%, Ấn Độ 6%, Hồng Kông 5%, Singapore 4% và Đài Loan 3%.

Trong quý I~III/2024, tỷ trọng đầu tư bất động sản văn phòng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm 34% tổng đầu tư bất động sản, cao hơn Mỹ và phần còn lại của thế giới.

Tỷ trọng đầu tư bất động sản công nghiệp là 34%, tương tự như đầu tư bất động sản văn phòng. Mặt khác, tỷ trọng đầu tư cho bất động sản hậu cần (logistic) là 19%, khách sạn là 10% và nhà ở là 3%.

Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư chủ yếu đầu tư vào bất động sản văn phòng và bất động sản công nghiệp tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trên toàn thế giới, đầu tư bất động sản nhà ở có tỷ trọng cao nhất với 28%, công nghiệp là 24%, văn phòng là 23%, phân phối là 16% và khách sạn là 9%.

Sở dĩ tỷ lệ đầu tư văn phòng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lớn như vậy là do không giống như các quốc gia khác, tỷ lệ văn phòng trống thấp và nguồn cung trong tương lai dự kiến ​​sẽ hạn chế.

Trên thực tế, trong quý 9 tháng đầu năm nay, đầu tư văn phòng tại Nhật Bản tăng 16% so với năm ngoái và tại Hàn Quốc tăng 18%.

Tuy nhiên, báo cáo chỉ ra rằng so với trước Covid-19, tỷ trọng đầu tư đã giảm đáng kể.

Trước Covid-19, đầu tư văn phòng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên tới 40~50%.

Sự sụt giảm trong giao dịch văn phòng này là một hiện tượng được thấy trên khắp thế giới.

Đặc biệt, tại Mỹ, tỷ lệ giao dịch bất động sản văn phòng giảm xuống còn 16% trong tổng số giao dịch bất động sản do sự lan rộng của hình thức 'làm việc từ xa kết hợp', bao gồm việc lonh hoạt giữa làm việc tại nhà và tại văn phòng.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, không giống như Hàn Quốc và Nhật Bản, tốc độ phục hồi của thị trường văn phòng Trung Quốc vẫn chậm do bất ổn liên quan đến mức nợ đang tăng nhanh cùng với nền kinh tế đang suy yếu.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기