Triển vọng kinh tế của các công ty Hàn Quốc đang phải đối mặt với nhiều yếu tố phức tạp như suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài và tình hình luận tội Tổng thống, do đó tiếp tục bị đánh giá là "tiêu cực" trong tháng thứ 34 liên tiếp (tương đương 2 năm 10 tháng).
Ngày 26, theo Chỉ số Khảo sát lòng tin doanh nghiệp (BSI) của 600 công ty hàng đầu dựa trên doanh số bán hàng do Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) công bố, dự báo BSI cho tháng 1/2025 ghi nhận là 84,6.
Nếu BSI cao hơn tiêu chuẩn 100 thì triển vọng kinh tế là tích cực so với tháng trước, còn nếu thấp hơn thì có nghĩa là triển vọng tiêu cực.
BSI đã ở dưới mức tiêu chuẩn trong 34 tháng liên tiếp sau khi giảm xuống dưới 100 vào tháng 4/2022 (99,1). Đây là thời gian BSI duy trì mức "tiêu cực" dài nhất kỷ lục, trong 50 năm kể từ khi FKI (khi đó là Liên đoàn Công nghiệp Toan quốc) bắt đầu khảo sát BSI vào tháng 1/1975. Kỷ lục dài nhất trước đó là từ tháng 6/2018 đến tháng 2/2021 (33 tháng).
Dự báo BSI cho tháng 1/2025 giảm 12,7 điểm, giảm đáng kể so với tháng trước đó (97,3). Đây là mức giảm lớn nhất trong 4 năm 9 tháng kể từ tháng 4/2020 (giảm 25,1 điểm) khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát.
Xét theo ngành, triển vọng kinh tế trong tháng 1 năm sau rất ảm đạm đối với cả lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất. BSI cho lĩnh vực sản xuất là 84,2 và cho lĩnh vực phi sản xuất là 84,9.
BSI lĩnh vực sản xuất đã ghi nhận 100,5 vào tháng 3 vừa qua, nhưng đã ở dưới mức cơ sở trong 10 tháng liên tiếp kể từ tháng 4 (98,4). Trong số 10 ngành chi tiết trong lĩnh vực sản xuất, thiết bị điện tử và truyền thông (105,3) là ngành duy nhất cho thấy triển vọng tích cực.
BSI lĩnh vực phi sản xuất, vốn đã trở lại triển vọng tích cực (105,1) vào tháng 11, đã giảm 20,2 điểm trong một tháng. Trong số 7 ngành chi tiết thuộc lĩnh vực phi sản xuất, chỉ có vận tải và kho bãi (103,8) có triển vọng khả quan.
Xét theo lĩnh vực khảo sát, cả 7 lĩnh vực đều có triển vọng tiêu cực: nhu cầu trong nước (88,6), đầu tư (89,4), việc làm (90,0), xuất khẩu (90,2), tình hình tài chính (92,1), lợi nhuận (94,0) và hàng tồn kho (104,9). Trong đó, nếu hàng tồn kho vượt quá mức cơ bản (100) đồng nghĩa với việc tồn kho quá mức.
Lee Sang-ho, Trưởng phòng Hợp tác Kinh tế và Công nghiệp của FKI cho biết: "Ngoài những thay đổi trong môi trường kinh doanh bên ngoài, chẳng hạn như chính quyền Trump 2.0, sự bất ổn chính trị trong nước cũng ngày một gia tăng với lo ngại về biến động tỷ giá hối đoái và tình trạng suy thoái kéo dài trong nước. Chúng ta phải cố gắng hết sức để vực dậy nền kinh tế, bao gồm nỗ lực ổn định tỷ giá hối đoái và hỗ trợ khôi phục sức sống của ngành công nghiệp, đồng thời tránh các cuộc thảo luận về luật pháp làm tăng thêm sự không chắc chắn trong quản lý, chẳng hạn như sửa đổi Đạo luật Thương mại nhằm mở rộng nghĩa vụ trung thành đối với các giám đốc".
Nếu BSI cao hơn tiêu chuẩn 100 thì triển vọng kinh tế là tích cực so với tháng trước, còn nếu thấp hơn thì có nghĩa là triển vọng tiêu cực.
BSI đã ở dưới mức tiêu chuẩn trong 34 tháng liên tiếp sau khi giảm xuống dưới 100 vào tháng 4/2022 (99,1). Đây là thời gian BSI duy trì mức "tiêu cực" dài nhất kỷ lục, trong 50 năm kể từ khi FKI (khi đó là Liên đoàn Công nghiệp Toan quốc) bắt đầu khảo sát BSI vào tháng 1/1975. Kỷ lục dài nhất trước đó là từ tháng 6/2018 đến tháng 2/2021 (33 tháng).
Dự báo BSI cho tháng 1/2025 giảm 12,7 điểm, giảm đáng kể so với tháng trước đó (97,3). Đây là mức giảm lớn nhất trong 4 năm 9 tháng kể từ tháng 4/2020 (giảm 25,1 điểm) khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát.
Xét theo ngành, triển vọng kinh tế trong tháng 1 năm sau rất ảm đạm đối với cả lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất. BSI cho lĩnh vực sản xuất là 84,2 và cho lĩnh vực phi sản xuất là 84,9.
BSI lĩnh vực sản xuất đã ghi nhận 100,5 vào tháng 3 vừa qua, nhưng đã ở dưới mức cơ sở trong 10 tháng liên tiếp kể từ tháng 4 (98,4). Trong số 10 ngành chi tiết trong lĩnh vực sản xuất, thiết bị điện tử và truyền thông (105,3) là ngành duy nhất cho thấy triển vọng tích cực.
BSI lĩnh vực phi sản xuất, vốn đã trở lại triển vọng tích cực (105,1) vào tháng 11, đã giảm 20,2 điểm trong một tháng. Trong số 7 ngành chi tiết thuộc lĩnh vực phi sản xuất, chỉ có vận tải và kho bãi (103,8) có triển vọng khả quan.
Xét theo lĩnh vực khảo sát, cả 7 lĩnh vực đều có triển vọng tiêu cực: nhu cầu trong nước (88,6), đầu tư (89,4), việc làm (90,0), xuất khẩu (90,2), tình hình tài chính (92,1), lợi nhuận (94,0) và hàng tồn kho (104,9). Trong đó, nếu hàng tồn kho vượt quá mức cơ bản (100) đồng nghĩa với việc tồn kho quá mức.
Lee Sang-ho, Trưởng phòng Hợp tác Kinh tế và Công nghiệp của FKI cho biết: "Ngoài những thay đổi trong môi trường kinh doanh bên ngoài, chẳng hạn như chính quyền Trump 2.0, sự bất ổn chính trị trong nước cũng ngày một gia tăng với lo ngại về biến động tỷ giá hối đoái và tình trạng suy thoái kéo dài trong nước. Chúng ta phải cố gắng hết sức để vực dậy nền kinh tế, bao gồm nỗ lực ổn định tỷ giá hối đoái và hỗ trợ khôi phục sức sống của ngành công nghiệp, đồng thời tránh các cuộc thảo luận về luật pháp làm tăng thêm sự không chắc chắn trong quản lý, chẳng hạn như sửa đổi Đạo luật Thương mại nhằm mở rộng nghĩa vụ trung thành đối với các giám đốc".