Đời sống Xã hội

Hàn Quốc đệ trình lên quốc hội đề nghị bãi bỏ bình luận dưới các bài viết và thực hiện chế độ tên thật trên mạng xã hội.

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)15:22 28-10-2019
Vào ngày 14, một trường hợp đáng buồn đã xảy ra khi nữ diễn viên, ca sĩ Sulli (25 tuổi, tên thật Choi Jin-ri), thành viên nhóm nhạc nữ idol nổi tiếng tại Hàn Quốc đã tự tử tại nhà riêng. Thông tin càng sốc hơn khi lí do dẫn đến cái chết của cố diễn viên, ca sĩ này được cho là do những lời bình luận ác ý từ cư dân mạng. Để không có trường hợp đáng tiếc như trường hợp của Sulli xảy ra, Hàn Quốc đang đề trình lên quốc hội nghị luật bãi bỏ bình luận dưới các bài viết và thực hiện chế độ sử dụng tên thật trên mạng xã hội.
 

[Ảnh = Kakao Talk]



Kakao, công ty điều hành cổng thông tin Daum, đã tuyên bố vào ngày 25 rằng họ sẽ cho hủy bỏ các chức năng bình luận trên trang giải trí dịch vụ tin tức từ cuối tháng này. Công ty này cũng có kế hoạch loại bỏ các cụm từ tìm kiếm gợi ý liên quan đến nghệ sĩ khi người sử dụng mạng đang tìm kiếm trong năm nay.

Lý do Kakao đưa ra quyết định này là vì phần bình luận thường được người sử dụng để chỉ trích, mạt thị nghệ sĩ thay vì chức năng thuần túy ban đầu. Đặc biệt, vì các bài báo giải trí thường được đề cập đến nổi tiếng, Kakao giải thích rằng những bài báo này có bình luận tiêu cực, chỉ trích và mặt thị người nổi tiếng nhiều hơn những bài báo ở lĩnh vực khác.

Đồng giám đốc điều hành Cho Soo-yong của kakao cho biết, "Chúng tôi đang tiến hành nâng cấp mặt kỹ thuật và thực hiện các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn để thực hiện chính sách kiểm soát các bình luận có ngôn từ kích động, thù địch hoặc mạt thị đối với cá nhân nào đó trên mạng xã hội".

Cổng thông tin tìm kiếm internet số 1 của Hàn Quốc là Naver cho biết, họ sẽ thêm chức năng mới để các đơn vị báo chí tự quyết định được chính sách cho phép người sử dụng mạng xã hội có được bình luận dưới bài viết hay không.

Chính phủ Hàn Quốc cũng đề xuất luật ngăn chặn bình luận ác ý. Park Sun-sook, một thành viên của Ủy ban Thông tin và Truyền thông Khoa học và Công nghệ Quốc hội, đã đề xuất sửa đổi Đạo luật về Thúc đẩy Đạo luật Sử dụng và Bảo vệ Thông tin Mạng Truyền thông vào ngày 25. Trong trường hợp bài viết có những bình luận ác ý, mạt thị hoặc đưa ra bất cứ thông tin sai lệch về ai đó, thì không chỉ nhân vật chính trong bài viết đó mới được yêu cầu xóa bình luận, mà bất cứ ai cũng có thể yêu cầu điều này được.
Đại diện Park cho biết, "Những bài bình luật mang ý kiến phản diện, kích động trở thành chất xúc tác gây ra những ý kiến trái chiều, thành kiến ​​về một số cá nhân hoặc nhóm nhất định nào đó. Chính vì Lý do đó cho nên đề xuất này đã được đưa ra".

Cùng ngày, nhà lập pháp Park Dae-chul của Đảng Dân chủ Tự do cũng đề xuất sửa đổi Đạo luật Mạng Thông tin và Truyền thông, bao gồm hệ thống bắt buộc sử dụng tên Internet gần giống với tên thật. Đây được coi là biện pháp hữu hiệu và cần thiết để những người sử dụng mạng xã hội nhận thức được trách nhiệm của bản thân do các thông tin ID và IP được công bố.

Trên thực tế, tính đến nay chỉ một nửa số ID người dùng mạng xã hội được hiện thị trong các bình luận nhận xét trên trang tìm kiếm tin tức Naver. Sau khi định luật này được sửa đổi, nếu công ty nào vi phạm điều này sẽ phải nộp phạt lên tới 30 triệu won.

Đại diện Park Dae-chul cũng cho biết, "Tại thời điểm này, bạo lực nặc danh trên mạng xã hội đang là con dao giết người gián tiếp. Chúng ta không thể cho phép những người này tự do ngôn luận một cách sai lệch, gây hậu quả lớn như bây giờ được.

Trong khi đó, trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi công ty bỏ phiếu Real Meter trên 502 vị thành niên (trên 19 tuổi) vào ngày 15, có tới 69,5% số người được khảo sát đồng ý việc đưa hệ thống tên thật vào áp dụng.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기