Nhằm mục tiêu củng cố nền tảng tăng trưởng bền vững của đất nước, 'Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 3' sẽ diễn ra trong hai ngày 16 – 17 tháng 1 sắp tới.
Nhìn lại năm 2018, kinh tế Việt Nam được đánh giá đã vượt qua những rào cản khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư cũng như xây dựng được các thiết chế kinh tế mới để tham gia hiệu quả vào các hiệp định thương mại tự do mới. Trong đó, chúng ta không những hoàn thành tất cả mà còn có 9/12 chỉ tiêu vượt kế hoạch, chỉ số lạm phát (CPI) được kiểm soát ở mức 3,54%, xuất siêu đạt kỷ lục (hơn 7 tỉ USD). Đặc biệt lo ngại về tăng trưởng GDP kém đã bị phá vỡ vượt chỉ tiêu đạt mức 7,08%.
Qua hai kỳ tổ chức Diễn đàn kinh tế năm 2017 và 2018, diễn đàn lần này dự kiến là có quy mô lớn nhất cả nước từ trước đến nay. Sự kiện là cơ hội không chỉ thu hút, hội tụ trí tuệ của các chuyên gia, học giả trong nước mà còn quy tụ được các chuyên gia nổi tiếng thế giới tới cùng trao đổi, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề kinh tế, qua đó chọn lọc được nhiều kinh nghiệm tổ chức cũng như xác định rõ các mục tiêu trọng điểm, bức thiết nhất cần phải tập trung khai thác trong vô số những vấn đề kinh tế đang diễn ra.
Theo Ban tổ chức, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2019 sẽ được mở rộng về cả quy mô, số lượng diễn giả, khách mời tham dự… Ngoài sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, học giả nổi tiếng còn có sự tham gia và chủ trì của các chính khách để tiếp nhận, chia sẻ và tìm tiếng nói chung giúp đưa kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, bền vững và thịnh vượng trong tương lai.
Đặc biệt, tại phiên Đối thoại chính sách cấp cao có sự tham gia chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; đồng thời còn có đại diện cấp quốc gia của các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và Quỹ Tiền tệ Quốc tế...
Thủ tướng Chính phủ sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam sẽ bao gồm các sự kiện: Hội thảo chuyên đề “Quản trị, huy động vốn và phát triển cơ sở hạ tầng – Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam” (2 ngày 16 – 17 tháng 1) do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với IMF tổ chức.
Hội thảo chuyên đề “Định hướng phát triển nền kinh tế số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức cho Việt Nam” (sáng ngày 17 tháng 1) do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với một số bộ, ngành trung ương và cơ quan, tổ chức ở trong nước và ngoài nước tổ chức.
Hội thảo chuyên đề “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và củng cố an ninh năng lượng đảm bảo phát triển bền vững” (sáng ngày 17 tháng 1) do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với một số bộ, ngành trung ương, các tổ chức USAID, IFC, Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ, các tập đoàn công nghiệp ABB và GE tổ chức.
Phiên tổng thể và đối thoại chính sách cấp cao với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019 – Củng cố nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững” (chiều ngày 17 tháng 1) với sự tham dự, phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phát biểu khai mạc của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình.
Nhìn lại năm 2018, kinh tế Việt Nam được đánh giá đã vượt qua những rào cản khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư cũng như xây dựng được các thiết chế kinh tế mới để tham gia hiệu quả vào các hiệp định thương mại tự do mới. Trong đó, chúng ta không những hoàn thành tất cả mà còn có 9/12 chỉ tiêu vượt kế hoạch, chỉ số lạm phát (CPI) được kiểm soát ở mức 3,54%, xuất siêu đạt kỷ lục (hơn 7 tỉ USD). Đặc biệt lo ngại về tăng trưởng GDP kém đã bị phá vỡ vượt chỉ tiêu đạt mức 7,08%.
Qua hai kỳ tổ chức Diễn đàn kinh tế năm 2017 và 2018, diễn đàn lần này dự kiến là có quy mô lớn nhất cả nước từ trước đến nay. Sự kiện là cơ hội không chỉ thu hút, hội tụ trí tuệ của các chuyên gia, học giả trong nước mà còn quy tụ được các chuyên gia nổi tiếng thế giới tới cùng trao đổi, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề kinh tế, qua đó chọn lọc được nhiều kinh nghiệm tổ chức cũng như xác định rõ các mục tiêu trọng điểm, bức thiết nhất cần phải tập trung khai thác trong vô số những vấn đề kinh tế đang diễn ra.
Theo Ban tổ chức, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2019 sẽ được mở rộng về cả quy mô, số lượng diễn giả, khách mời tham dự… Ngoài sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, học giả nổi tiếng còn có sự tham gia và chủ trì của các chính khách để tiếp nhận, chia sẻ và tìm tiếng nói chung giúp đưa kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, bền vững và thịnh vượng trong tương lai.
Đặc biệt, tại phiên Đối thoại chính sách cấp cao có sự tham gia chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; đồng thời còn có đại diện cấp quốc gia của các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và Quỹ Tiền tệ Quốc tế...
Thủ tướng Chính phủ sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam sẽ bao gồm các sự kiện: Hội thảo chuyên đề “Quản trị, huy động vốn và phát triển cơ sở hạ tầng – Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam” (2 ngày 16 – 17 tháng 1) do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với IMF tổ chức.
Hội thảo chuyên đề “Định hướng phát triển nền kinh tế số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức cho Việt Nam” (sáng ngày 17 tháng 1) do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với một số bộ, ngành trung ương và cơ quan, tổ chức ở trong nước và ngoài nước tổ chức.
Hội thảo chuyên đề “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và củng cố an ninh năng lượng đảm bảo phát triển bền vững” (sáng ngày 17 tháng 1) do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với một số bộ, ngành trung ương, các tổ chức USAID, IFC, Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ, các tập đoàn công nghiệp ABB và GE tổ chức.
Phiên tổng thể và đối thoại chính sách cấp cao với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019 – Củng cố nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững” (chiều ngày 17 tháng 1) với sự tham dự, phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phát biểu khai mạc của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình.