Đời sống Xã hội

Ba nút thắt mà người Hàn cần phải biết để chiến thắng Nhật Bản trong cuộc chiến tranh thương mại.

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)14:43 05-08-2019
Tội ác của đế chế quân phiệt Nhật Bản đến nay vẫn còn đọng lại nhiều kí ức đau buồn đối với người dân của nhiều quốc gia. Nó vẫn còn nỗi ám ảnh, trở thành đề tài gây nóng lên trong các mối quan hệ ngoại giao giữa các nước. Đặc biệt, những căng thẳng về ngoại giao giữa Hàn Quốc và Nhật Bản gần đây lại được nhiều người nhắc đến hơn cả. Người ta thấy Seoul bao trùm bởi các cuộc tẩy chay hàng Nhật, đập phá đồ đạc được sản xuất từ Nhật. Bài viết dưới đây sẽ là nội dung tóm tắt bài kí sự về chuyến thăm bảo tàng quốc gia Hàn Quốc tưởng niệm đến sự kiện 'huy động cưỡng chế' đế chế Nhật Bản của tác giả Lee Seung-jae trên chuyên mục báo tuần của Thời báo Aju với tựa đề "3 nguyên tắc trong nút thắt để đánh bại Nhật Bản".

'Huy động cưỡng chế' là đạo luật cưỡng bức lao động và cưỡng bách tòng quân đối người dân Hàn Quốc của đế chế Nhật. Không chỉ đàn ông mà ngay cả phụ nữ và trẻ em Hàn quốc tầm tuổi từ 12 đến 40 cũng bị ép làm nô lệ tình dục cho quân lính Nhật.

Mấy ngày trước, Nhật bản vừa bất ngờ có bản tuyên chiến trừng phạt Hàn Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Cụ thể là quốc gia này vừa có động thái sẽ cân nhắc và phê chuẩn sửa đổi luật kiểm soát thương mại xuất khẩu, loại trừ Hàn Quốc ra khỏi danh sách trắng trong cuộc họp Nội các vừa rồi.

Trước đó vào 4 tháng 7, Nhật Bản thông báo rằng họ sẽ tăng cường siết chặt các quy định xuất khẩu đối với vật liệu sản xuất bán dẫn cho Hàn Quốc. Phải đến khi thông báo của Nhật được đưa ra, Hàn Quốc mới nhận ra rằng họ cần phải hiểu rõ 3 nguyên tắc về đất nước Nhật Bản. Trước đó, người dân Hàn Quốc chỉ biết đến những từ như 'thân Nhật' hay 'phản Nhật'. Nhưng những quan niệm này dường như đã cũ. Bởi lẽ những hành động như 'thân Nhật' hay 'phản Nhật' được tác giả chỉ ra rằng không những không thể giúp họ chiến thắng Nhật Bản trong cuộc chiến tranh thương mại mà dường như còn là 1 mầm móng căn bệnh ung thư gây hậu quả lâu dài về sau. Tác giả cũng khẳng định rằng để đánh thắng được Nhật bản, người dân Hàn Quốc cần nhận thức và nắm rõ 3 nguyên tắc về Nhật Bản. Ba nguyên tắc này bao gồm: Giai đoạn 1 là cần hiểu rõ về Nhật. Giai đoạn 2 đó là lợi dụng Nhật Bản. Và giai đoạn cuối cùng là đánh thắng họ.

Tác giả trong bài viết cũng chỉ ra rằng, người Hàn Quốc cần hiểu rõ những hành động dã man trước đó mà phía Nhật Bản đã làm với họ. Chỉ khi hiểu rõ những hành động dã man trong quá khứ đó, họ mới có thể chiến thắng được Nhật Bản.

Vào ngày 24 vừa qua, tác giả đã di chuyển bằng KTX đến Busan để thăm bảo tàng lịch sử quốc gia tại đây. Ông tự kiểm điểm bản thân bởi lẽ phải đến khi trò chuyện với Tổ chức và những nhà sử học ở đây, ông mới biết về những quá khứ đau buồn của người dân Hàn Quốc trong quá khư chịu sự khống chế của đế chế Nhật. Trước đó ông không hề biết về những nỗi đau mà đế chế Nhật Bản đã gây ra cho dân tộc của ông, cũng không hề biết rằng: trong chính phủ Hàn Quốc có Liên đoàn Quốc gia hỗ trợ những nạn nhân của chế độ lao động cưỡng bức chịu ảnh hưởng của đế chế này.
 

Quang cảnh Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tưởng niệm về cuộc 'huy động cưỡng bức' Đế chế Nhật.[Hình ảnh= Phóng viên Lee Seung-jae]


◆ 'Huy động cưỡng bức'- nỗi đau mất mát của người dân Hàn Quốc

Bảo tàng lịch sử quốc gia tại Busan chính thức được mở cửa vào tháng 12 năm 2015. Đây là bảo tàng quốc gia thứ 41 của Hàn Quốc. Bảo tàng dân tộc này được thành lập dưới số vốn đầu tư hơn 52,2 tỷ won nhằm mục đích đưa đến thông tin lịch sử chính xác cho người dân Hàn Quốc về cuộc 'huy động cưỡng bức' mà đế quốc Nhật đã gây ra. Có trên 22% người thuộc tỉnh Gyeongsang bị bắt tham gia cuộc huy động cưỡng bức này. Cảnh tượng những người dân tại địa danh này đẫm nước mắt chia tay vợ con tại cảng Busan vẫn để lại nhiều đau xót trong quá khứ. Tại khu Daedyeon, tỉnh Nam-gu Busan người ta xây dựng 1 nghĩa trang tưởng niệm Liên hợp quốc để tưởng nhớ đến quá khứ đau buồn. Đây cũng là 1 di sản văn hóa được Hàn Quốc công nhận. Thậm chí khu nghĩa trang này còn được công nhận là di sản đặc biệt về văn hóa hòa bình của Liên hợp quốc.

Trên thực tế, bảo tàng lịch sử quốc gia tại Busan dự kiến được xây dựng tại Hội trường Độc lập Cheonan, tỉnh Chungcheongnam. Tuy nhiên, trước khi xây dựng có rất nhiều ý kiến cho rằng mục đích xây dựng bảo tàng này khác với ý nghĩa của hội trường độc lập Cheoan. "Các chiến binh độc lập khác với những người bị cưỡng chế tham gia vào cuộc huy động cưỡng chế". Thật đáng buồn khi các nhà chính trị gia hay lãnh đạo quan chức cấp cao lại có những đánh giá thấp, lệch lạc về những người dân bị cưỡng chế tham gia cuộc huy động cưỡng bức mà đế chế Nhật.

Gần đây, số lượng du khách đến thăm nơi đây đã tăng lên phần nào. Trong chuyến thăm và tìm hiểu bảo tàng lịch sử này, tác giả cũng nhắc đến việc bản thân gặp những du khách đến từ tỉnh Gyeonggi-do. Những du khách này là các thành viên trong 1 gia đình. Ông đã cùng những du khách này trải nghiệm và khám phá về bảo tàng lịch sự này. Có thể nói những trải nghiệm này đã mang lại cho không chỉ ông mà ngay cả những du khách đến đây những cảm gai góc. chân thật về 1 quá khứ đau thương.

◆ Một quá khứ đau đớn được hồi sinh, khắc họa qua những nét vẽ truyền thông.

Khi mới bước vào bảo tàng, các du khách sẽ đi qua ‘một đường hấm kí ức’ trong màn đêm. Những thước phim nói về người lao động bị ép buộc tham gia cuộc huy động cưỡng bức được chiếu trên mặt tường hầm kí ức này. Bằng cách khắc họa chân thật thông qua hình ảnh chiếu này, bảo tàng đã đưa du khách cảm nhận sinh động hơn về 1 quá khứ lịch sử đầy đau thương của những người lao động cưỡng bức.
 

Lời khai của các nạn nhân được khắc trên tường của bảo tàng quốc gia về lao động cưỡng bức[Hình ảnh= Phóng viên Lee Seung-jae]


Sau khi đi qua đường hầm, du khách sẽ thấy một chiếc hộp chứa đầy những cuốn sổ tay của những người phụ nữ bị ép buộc làm nô lệ tình dục cho hàng chục quân lính của thể chế Nhật Bản.

Điều đáng chú ý nhất trong số những hiện vật được triển lãm trong bảo tàng là những cuốn sổ nhỏ rách nát. Tại những cuốn sổ này, những người bị hại trong cuộc huy động cưỡng chế của Nhật Bản đã để lại những dòng chữ ai oán về 1 chế độ khủng khiếp của đế chế Nhật. Những hiện vật này đã trở thành 1 tác phẩm văn hóa duy nhất trong thời huy động cưỡng bức.
 

Cuốn sổ nhỏ của nạn nhân 'cuộc huy động cưỡng bức' [Hình ảnh= Phóng viên Lee Seung-jae]


Điều đặc biệt ở bảo tàng này là các du khách có thể nghe lại được giọng nói tự nhiên của những người phụ nữ bị cưỡng bức lao động bởi đế chế Nhật thông qua 1 cái ống nghe điện thoại cổ. Tại đây cũng có rất nhiều tài liệu miêu tả chân thực về sự kiện hơn 7000 phụ nữ thời Chosun bị ép buộc phải lên tàu hải quân Ukishima của Nhật bản với mục đích làm nô lệ tình dục cho lính Nhật thời đó ở 1 góc tường trên tầng 3. Có lẽ ít ai biết được rằng chiếc tàu Ukishima chở hơn 7000 phụ nữ Chosun này đã bị chìm bởi sự kiện đánh bom vào ngày 24 tháng 8 năm 1945.

Trên đỉnh bảo tàng lịch sử, người ta dựng công viên tưởng niệm tại đây. Trên độ cao 5,7m của đỉnh công viên tưởng niệm này, người ta để 5 con chim đang tung cánh bay. Đây là biểu tượng cho niềm khao khát của những người dân Hàn Quốc muốn trở thành những con chim để thoát ra khỏi sự cường chế của đế chế Nhật trong cuộc huy động cưỡng bức.
 

Biểu tượng của 5 chú chim bày tỏ khao khát được thoát ra khỏi sự cường chế của đế chế Nhật trong cuộc huy động cưỡng bức.[Hình ảnh= Phóng viên Lee Seung-jae


◆ Kết thúc cuộc chiến tranh đó là sự chết chóc.

Cuộc huy động bắt buộc này được thực hiện bắt nguồn dựa theo nhiều đạo luật pháp của đế chế Nhật. Người ta gọi đây là cuộc huy động những thực chất nó là sự ép buộc, sự cưỡng chế của đế chế Nhật. Sự ép buộc này được khởi đầu từ tháng 4 năm 1938, khi mà Nhật ban hành đạo luật ‘huy động toàn nguồn lực quốc gia’. Nối tiếp nó là những đạo luật sửa đổi khác như Sắc lệnh Hòa giải Quốc gia (1939), Đạo luật Lao động Tâm thần Phụ nữ (1944), và Lệnh Công tác Học thuật (1944). Và phải đến khi đế chế Nhật thừa nhận thất bại đầu hàng phe đồng minh vào tháng 8 năm 1945 thì sự việc mới chấm dứt.

Tổng cộng có 7.827.355 người Chosun bị ép buộc phải tham gia cuộc huy động cưỡng bức này. Người ta tính ra rằng cứ 3 người sống tại bán đảo Triều Tiên (tên gọi cũ của Hàn Quốc) thì có đến 1 người bị ép buộc phải tham gia cuộc huy động này.(Vào năm 1942, dân số của bán đảo Triều Tiên là 2.636.140 người). Dù là trẻ em hay người già đều không có ngoại lệ. Họ bị ép buộc phải tham gia cuộc huy động cưỡng chế này. Một số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, tại thời điểm đó có khoảng 200.000 người Hàn Quốc đã buộc phải tham gia quân đội, và khoảng 7.555.464 công nhân Hàn Quốc bị buộc phải làm việc tại bán đảo, Nhật Bản và các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Kể từ khi Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu vào năm 1931, ước tính có từ 30.000 đến tới 400.000 người Hàn Quốc, Trung Quốc đã bị cưỡng chế phải làm nô lệ tình dục hoặc bị giam cầm tại khu an ninh mà quân lính của đế chế Nhật chiếm đóng.

Nhà triết học người Mỹ George San Tiana (1863~1952) đã nhắc đến chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ 2 như này: "Những người không thể nhớ về quá khứ rồi sẽ gặp lại những điều cũ." (Those who cannot remember the past are condemned to repeat it)

Tác giả bày tỏ sự thất vọng về sự tài trợ ngân sách của chính phủ Hàn Quốc cho bảo tàng quốc gia này: “Chi phí mua cổ vật trong một năm chỉ dừng lại ở 10 triệu won...Họ thậm chí không thể mua 1 tờ giấy nhớ để dịch lại những từ tiếng Nhật trong quá khứ thành tiếng Hàn”

Nhà triết học San Tiana cũng nhận định khác rằng: "Chỉ có người chết mới nhìn thấy sự kết thúc của cuộc chiến" (Only the dead have seen the end of war)

Tác giả kết luận rằng :" Khi kết hợp 2 câu nói này của nhà triết học San Tiana thật đúng với hoàn cảnh bây giờ của Hàn Quốc trong chiến tranh thương mại Nhật Bản. Những người mà không thể nhớ về quá khứ, sau chiến tranh họ lại thất bại và đau khổ như trong quá khứ".

Câu nói này của tác giả như muốn truyền đạt thông điểm đến người dân Hàn Quốc :"Trong cuộc chiến tranh thương mại với Nhật Bản, người Hàn cần phải hiểu rõ nhưng đau thương và mất mát trong quá khứ, biết bảo tồn những sự thật còn lại trong quá khứ. Chỉ có như vậy họ mới có thể không để quá khứ lập lại và chiến thằng trong cuộc chiến tranh thương mại còn dai dẳng chưa biết đến bao giờ kết thúc"

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기