Kinh tế Chính trị

Kỷ niệm 3 năm ngày Tuyên bố Bàn Môn Điếm 27/4…Vẫn chưa thể tìm được lối thoát cho tình hình bán đảo Triều Tiên

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)15:46 26-04-2021
Nhiều yếu tố không chắc chắn như Covid-19·Chính sách đối ngoại với Triều Tiên của Mỹ·Nhiệm kỳ của tổng thống Moon Liệu có tìm thấy cơ hội đảo chiều tại hội nghị thượng đỉnh Hàn-Mỹ vào tháng tới hay không?
Ngày mai (27/4) đánh dấu kỷ niệm 3 năm Tuyên bố Bàn Môn Điếm được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4/2018. Đây có thể coi là bước đầu tiên trong hành trình hướng tới hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên của chính quyền Moon Jae-in.

Tuy nhiên, tình hình trên bán đảo Triều Tiên, nơi tưởng chừng như sẽ có nhiều bước tiến tới việc phi hạt nhân hóa và giải quyết hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, thì bây giờ đây sau 3 năm lại không hề có thay đổi đáng kể nào và gần như bị mắc kẹt bởi 1 loạt các yếu tố như việc không công khai tình hình lây lan của dịch Covid19, chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên và nhiều bất ổn về chính trị khi nhiệm kỳ của tổng thống Moon Jae-in đã đi về những chương cuối.

 

Hai nhà lãnh đạo liên Triều đang trò chuyện với nhau tại Ngôi nhà hòa bình nằm ở Bàn Môn Điếm vào chiều ngày 27/4/2018. [Ảnh=Inter-Korean Summit]


Năm 2018 được đánh giá là năm tình hình bán đảo Triều Tiên trải qua những biến động đầy hứa hẹn khi ba nhà lãnh đạo của cả Hàn Quốc, Triều tiên và Mỹ bắt đầu ngoại giao một cách nghiêm túc với bước khởi đầu là cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều đầu tiên vào ngày 27/4.

Trong Tuyên bố Bàn Môn Điếm vào thời điểm đó, hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng "hai miền Nam - Bắc sẽ nỗ lực tích cực vì sự ủng hộ và hợp tác của cộng đồng quốc tế đối với việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên," và việc chính thức hóa ý chí phi hạt nhân của Triều Tiên trở thành cơ sở cho các hội đàm về phi hạt nhân hóa giữa Triều Tiên và Mỹ sau đó.

Sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ hai vào ngày 26/5/2018 cho đến Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhất tại Sentosa, Singapore vào ngày 12/6/2018 chính quyền Moon Jae-in đã đóng vai trò trung gian cũng như chất xúc tác nhằm tạo ra một quá trình suôn sẻ trong đó sự phát triển của quan hệ liên Triều dẫn đến cải thiện quan hệ Mỹ-Triều Tiên.

Ngoài ra, lời hứa của Tổng thống Moon rằng ông quyết định thăm Bình Nhưỡng (Pyeongyang) vào mùa thu tại hội nghị thượng đỉnh ngày 27/4 đã dẫn đến chuyến thăm của ông tới Bình Nhưỡng vào ngày 18~20/9 năm 2018, ghi lại một kỷ lục lịch sử khi chỉ trong vòng 1 năm mà có tới 3 lần hội nghị thượng đỉnh liên Triều được tổ chức.

Tuy nhiên, sau cái gọi là 'Hà Nội No Deal', khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam vào tháng 2/2019 không đạt được bất cứ thỏa thuận mới nào, tình hình trên bán đảo Triều Tiên rơi vào bế tắc và dần đi vào ngõ cụt.

Đặc biệt, trong năm qua, có nhiều tin xấu hơn là tin tốt tích tụ lại khiến quan hệ liên Triều ngày một rạn nứt.

Một trong những thành quả của Tuyên bố Bàn Môn Điếm ngày 27/4, Văn phòng Liên lạc chung Nam-Bắc đã bị phá hủy công khai trong vụ ném bom đơn phương của Triều Tiên hồi tháng 6/2020. Cũng trong cùng năm ngoái vào tháng 9, các quan chức Hàn Quốc đã bất ngờ bị quân đội Triều Tiên giết hại ở vùng biển phía tây.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gửi một thông điệp xin lỗi bất thường tới Hàn Quốc ngay sau cái chết của một quan chức ở Biển Tây. Việc người đứng đầu hai miền Nam-Bắc trao đổi thư riêng được tiết lộ vào cuối tháng 9 năm ngoái.

Triều Tiên đã không dập tắt hoàn toàn ngọn lửa quan hệ liên Triều, vì trong bài phát biểu vào buổi lễ duyệt binh ngày 10/10 năm ngoái, Chủ tịch Kim đã đề cập đến "những người đồng bào Hàn Quốc yêu quý" tuy nhiên cũng không cho thấy bất cứ động thái nào nhằm tích cực thúc đẩy quan hệ.

Triều Tiên hiện đang thực hiện chế độ quan sát với Mỹ và Hàn Quốc cho đến khi chính sách ngoại giao mới đối với Triều Tiên của chính quyền Mỹ Joe Biden được tiết lộ. Thay vào đó, nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc và Nga, đồng thời đào sâu khoảng cách giữa xung đột Mỹ-Trung.

Về nội bộ, sau khi lần lượt tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 8 và Hội nghị toàn Đảng vào đầu năm nay, có thể thấy Triều Tiên đang tập trung khắc phục khó khăn về kinh tế, củng cố đoàn kết nội bộ.

Giữa lúc này, chính phủ đang đề xuất mục tiêu 'khôi phục quan hệ liên Triều trong 6 tháng đầu năm và duy trì quỹ đạo chính của tiến trình hòa bình trong 6 tháng cuối năm', tuy nhiên có nhiều nhận định chỉ ra rằng trên thực tế khó có thể đạt được điều này. 

Trong khi đó, chính phủ đã đề xuất nhiều sáng kiến ​​hợp tác liên Triều khác nhau như 'Cơ quan hợp tác y tế và kiểm dịch Đông Bắc Á' và hỗ trợ vắc xin và phương pháp điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid19, tuy nhiên phía Triều Tiên đã không đáp lại những đề xuất này.

Gần đây, kế hoạch của chính phủ nhằm đảo ngược tình hình trên bán đảo Triều Tiên nhân dịp Thế vận hội cũng đã không thể hiện thực hóa được khi Triều Tiên tuyên bố vắng mặt tại Thế vận hội Tokyo để bảo vệ các vận động viên trong bối cảnh khủng hoảng sức khỏe do dịch Covid19 gây ra.

Trên hết, trở ngại lớn nhất chính là vấn đề thiếu thời gian để thúc đẩy quan hệ liên Triều khi chính phủ đương nhiệm sắp kết thúc nhiệm kỳ.

Tuy nhiên, có vẻ như chính sách đối ngoại mới của Mỹ đối với Triều Tiên sẽ quyết định chiều hướng của tình hình trên Bán đảo Triều Tiên trong tương lai. Một số quan sát cho rằng hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Hàn vào cuối tháng tới có thể là động lực cuối cùng cho việc đảo ngược tình thế trên Bán đảo Triều Tiên nhằm điều phối chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기