Chính phủ Hàn Quốc đang cố gắng bình ổn giá cả thị trường và yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất bột mì hạ giá thành. Có nhiều ý kiến cho rằng việc kiểm soát giá đối với các mặt hàng cụ thể mà chính phủ Hàn Quốc đang thực hiện là hành động phản thương mại (anti-market) và bóp méo thị trường.
Vào ngày 26, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn đã tổ chức cuộc họp với 7 công ty xay xát, bao gồm CJ Cheiljedang và Daehan Flour Mills Corporation, và yêu cầu hợp tác trong việc ổn định giá bột mì. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Thực phẩm và Nông thôn Kim In-joong kêu gọi các doanh nghiệp "tích cực cân nhắc giá thành của bột mì trong bối cảnh giá nhập khẩu lúa mì đã giảm".
Theo số liệu thống kê từ bộ phận thực phẩm của Tổng công ty Thương mại Nông thủy sản & Thực phẩm Hàn Quốc (aT), giá 1 tấn lúa mì quốc tế (SRW, lúa mì đỏ mềm) vào tháng 5 trung bình là 227,7 USD, giảm 45,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu lúa mì vào tháng 5 vừa qua ghi nhận ở mức 416 USD, giảm 16% so với tháng 9 năm ngoái (496 USD), thời điểm giá bột mì đạt đỉnh.
Tại cùng họp cùng ngày, đại diện ngành xay xát đã phát biểu "Chúng tôi sẽ xem xét khả năng hạ giá các sản phẩm bột mì vào tháng 7".
Cuộc họp này diễn ra một tuần sau khi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho khuyến nghị giảm giá mì ăn liền (ramyeon) vào ngày 18, với lý do giá lúa mì quốc tế đã giảm.
Có nhiều ý kiến cho rằng chính phủ Hàn Quốc thể hiện nó như một "khuyến nghị", nhưng trên thực tế, là hành động gia tăng áp lực giảm giá cho các doanh nghiệp. Điều này là do nếu giá bột mì, nguyên liệu chính để sản xuất mì ăn liền, giảm xuống, các nhà sản xuất mì ăn liền sẽ không có lý do gì để từ chối yêu cầu giảm giá của chính phủ.
Ngoài ra, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo cũng đưa ra lời kêu gọi, "Ủy ban Thương mại Công bằng nên xem xét kỹ hơn khả năng thông đồng liên quan đến giá sản phẩm cao mặc dù giá nguyên liệu thô (lúa mì) đã giảm rất nhiều".
Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Hàn Quốc khuyến nghị giảm giá đối với một số sản phẩm.
Vào tháng 2, Phó Thủ tướng Choo có phát biểu "Tôi yêu cầu sự hợp tác tích cực từ ngành" khi các sản phẩm rượu soju có dấu hiệu tăng giá. Nhận định này được đưa ra vào thời điểm ngành công nghiệp này đang cố gắng tăng giá rượu soju do giá cồn (ethanol) tăng. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thực phẩm và Nông thôn Jeong Hwang-geun đã có cuộc gặp đại diện của các công ty thực phẩm lớn và thông báo rằng ngành này đồng ý sẽ tạm thời đóng băng giá rượu soju.
Khi phạm vi kiểm soát giá của chính phủ mở rộng, những tiếng nói lo ngại cũng ngày càng nhiều.
Ngành công nghiệp cảnh báo rằng nếu giá của một sản phẩm được tăng lên một cách liều lĩnh mà không tính đến nguyên liệu thô và chi phí tổng thể, thì một đợt "tăng giá đột ngột" có thể xảy ra trong tương lai.
Một quan chức của ngành công nghiệp thực phẩm nhấn mạnh "Chính phủ bất ngờ đưa ra những yêu cầu giảm giá đối với các nhà sản xuất mì ăn liền dựa trên giá lúa mì ở nước ngoài đang giảm, nhưng tỷ lệ bột mì trong chi phí sản xuất mì ăn liền thực tế chỉ ở mức thấp, không vượt quá 20%. Vẫn còn gánh nặng chi phí từ các nguyên liệu thô khác như tinh bột, súp và vật liệu đóng gói, cũng như chi phí hậu cần, chi phí lao động và tiền điện".
Các chuyên gia đồng ý với nguyên nhân của chính phủ Hàn Quốc đó là nỗ lực giảm gánh nặng về vật giá cho người dân, tuy nhiên cũng chỉ ra rằng các mặt hàng riêng lẻ có tác động không đáng kể đến giá tiêu dùng và cách làm này của chính phủ có thể bóp méo nền kinh tế thị trường.
Woo Seok-jin, giáo sư kinh tế tại Đại học Myongji cho biết "Có thể quản lý giá bằng cách cải thiện cơ cấu và hiệu quả phân phối. Chúng ta không nên kiểm soát giá bằng cách gây áp lực lên các công ty".
Theo số liệu thống kê từ bộ phận thực phẩm của Tổng công ty Thương mại Nông thủy sản & Thực phẩm Hàn Quốc (aT), giá 1 tấn lúa mì quốc tế (SRW, lúa mì đỏ mềm) vào tháng 5 trung bình là 227,7 USD, giảm 45,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu lúa mì vào tháng 5 vừa qua ghi nhận ở mức 416 USD, giảm 16% so với tháng 9 năm ngoái (496 USD), thời điểm giá bột mì đạt đỉnh.
Tại cùng họp cùng ngày, đại diện ngành xay xát đã phát biểu "Chúng tôi sẽ xem xét khả năng hạ giá các sản phẩm bột mì vào tháng 7".
Cuộc họp này diễn ra một tuần sau khi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho khuyến nghị giảm giá mì ăn liền (ramyeon) vào ngày 18, với lý do giá lúa mì quốc tế đã giảm.
Có nhiều ý kiến cho rằng chính phủ Hàn Quốc thể hiện nó như một "khuyến nghị", nhưng trên thực tế, là hành động gia tăng áp lực giảm giá cho các doanh nghiệp. Điều này là do nếu giá bột mì, nguyên liệu chính để sản xuất mì ăn liền, giảm xuống, các nhà sản xuất mì ăn liền sẽ không có lý do gì để từ chối yêu cầu giảm giá của chính phủ.
Ngoài ra, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo cũng đưa ra lời kêu gọi, "Ủy ban Thương mại Công bằng nên xem xét kỹ hơn khả năng thông đồng liên quan đến giá sản phẩm cao mặc dù giá nguyên liệu thô (lúa mì) đã giảm rất nhiều".
Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Hàn Quốc khuyến nghị giảm giá đối với một số sản phẩm.
Vào tháng 2, Phó Thủ tướng Choo có phát biểu "Tôi yêu cầu sự hợp tác tích cực từ ngành" khi các sản phẩm rượu soju có dấu hiệu tăng giá. Nhận định này được đưa ra vào thời điểm ngành công nghiệp này đang cố gắng tăng giá rượu soju do giá cồn (ethanol) tăng. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thực phẩm và Nông thôn Jeong Hwang-geun đã có cuộc gặp đại diện của các công ty thực phẩm lớn và thông báo rằng ngành này đồng ý sẽ tạm thời đóng băng giá rượu soju.
Khi phạm vi kiểm soát giá của chính phủ mở rộng, những tiếng nói lo ngại cũng ngày càng nhiều.
Ngành công nghiệp cảnh báo rằng nếu giá của một sản phẩm được tăng lên một cách liều lĩnh mà không tính đến nguyên liệu thô và chi phí tổng thể, thì một đợt "tăng giá đột ngột" có thể xảy ra trong tương lai.
Một quan chức của ngành công nghiệp thực phẩm nhấn mạnh "Chính phủ bất ngờ đưa ra những yêu cầu giảm giá đối với các nhà sản xuất mì ăn liền dựa trên giá lúa mì ở nước ngoài đang giảm, nhưng tỷ lệ bột mì trong chi phí sản xuất mì ăn liền thực tế chỉ ở mức thấp, không vượt quá 20%. Vẫn còn gánh nặng chi phí từ các nguyên liệu thô khác như tinh bột, súp và vật liệu đóng gói, cũng như chi phí hậu cần, chi phí lao động và tiền điện".
Các chuyên gia đồng ý với nguyên nhân của chính phủ Hàn Quốc đó là nỗ lực giảm gánh nặng về vật giá cho người dân, tuy nhiên cũng chỉ ra rằng các mặt hàng riêng lẻ có tác động không đáng kể đến giá tiêu dùng và cách làm này của chính phủ có thể bóp méo nền kinh tế thị trường.
Woo Seok-jin, giáo sư kinh tế tại Đại học Myongji cho biết "Có thể quản lý giá bằng cách cải thiện cơ cấu và hiệu quả phân phối. Chúng ta không nên kiểm soát giá bằng cách gây áp lực lên các công ty".