Đời sống Xã hội

Không phải 'Flex' và 'Yolo', từ khóa được người Hàn Quốc nhắc đến nhiều nhất trong nửa đầu năm 2024 là?

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)14:14 23-09-2024
Tại Hàn Quốc, sự quan tâm đến 'Flex' thể hiện sự giàu có và 'Yolo' viết tắt của cụm từ "You Only Live Once" với ý nghĩa thúc đẩy việc tận hưởng cuộc sống, đã cho thấy dấu hiệu sụt giảm. Trái ngược với 2 khái niệm trên, sự quan tâm đến 'không chi tiêu (tiếng Hàn: 무지출)' và 'không tiêu dùng (tiếng Hàn: 무소비)' đã tăng lên thấy rõ.
 
ẢnhYonhap News
[Ảnh=Yonhap News]
Ngày 23, Viện nghiên cứu truyền thông kỹ thuật số KPR đã công bố kết quả phân tích các xu hướng tiêu dùng và chỉ ra những thay đổi trong hoạt động chi tiêu của người Hàn Quốc trong bối cảnh giá cả tại quốc gia này tiếp tục tăng cao.

Số lượng đề cập đến 'Flex' và 'Yolo' đã giảm 12% từ 80.093 lượt trong nửa đầu năm 2022 xuống còn 60.047 lượt trong nửa đầu năm 2024.

Mặt khác, trong cùng thời gian, số lượt đề cập đến việc 'không chi tiêu' và 'không tiêu dùng' đã tăng 85% từ 14.819 lên 27.481.

Viện KPR cho biết: "Trước đây 'Flex' được coi là phương tiện thể hiện sự thành công hay giàu có của một người, tuy nhiên gần đây 'không chi tiêu', 'không tiêu dùng' đã trở thành xu hướng, thậm chí có thể coi như văn hóa tiêu dùng tiết kiệm với các hoạt động mua sắm tập trung ở cửa hàng tiện lợi hay cửa hàng đồng giá Daiso".

Trong bối cảnh lạm phát cao, người tiêu dùng Hàn Quốc đang quản lý ngân sách chặt chẽ và có xu hướng giảm chi tiêu.

Theo kết quả phân tích 1,1 triệu dữ liệu lớn về tiết kiệm, các cụm từ như "chi phí" (196.011 lượt), "giá cả"(179.050 lượt) và "chiết khấu" (156.197 lượt) được xếp ở vị trí hàng đầu.

Người ta nhận thấy rằng nhiều người tiêu dùng đã chia sẻ, đăng tải thông tin về mức giá thấp nhất của các sản phẩm và trang web bán hàng thông qua các tảng blog và mạng xã hội.

Ngoài ra, khi số lượng người tiêu dùng tìm kiếm các sản phẩm với chi phí tiết kiệm tăng lên, số lượng đề cập đến thương hiệu tư nhân (PB) trong ngành phân phối cũng tăng đều đặn từ 41.841 lượt trong quý IV/2023 lên 46.710 lượt trong quý I/2024, và 50.558 lượt trong quý II/2024.

Kim Eun-yong, người đứng đầu Phòng nghiên cứu truyền thông kỹ thuật số của Viện KPR, cho biết: "Các hình thức tiêu dùng tiết kiệm khác nhau đang lan rộng. Xu hướng tiêu dùng chủ động quản lý chi tiêu tiêu dùng của bản thân thay vì cắt giảm mạnh chi tiêu được dự kiến sẽ còn tiếp tục kéo dài trong tương lai".

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기